Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Quốc hội dự kiến không chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 9

Kỳ họp giữa năm 2020 của Quốc hội dự kiến không có hoạt động chất vấn trực tiếp các bộ trưởng, trưởng ngành như thường lệ.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết như trên tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 24/4. Ngoài ra, kỳ họp này cũng không bố trí thảo luận ở tổ, thay vào đó tăng thời gian thảo luận tại hội trường một số nội dung và khuyến khích đại biểu góp ý bằng văn bản.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng sâu tới kinh tế - xã hội, nên dành thời gian để các thành viên Chính phủ tập trung điều hành, xử lý. "Chất vấn và trả lời trực tiếp có thể lùi lại vào kỳ họp cuối năm", ông Hiển nêu.  

bà Lê Thị Nga phát biểu tại phiên chất vấn của Quốc hội tháng 6/2018. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

bà Lê Thị Nga phát biểu tại phiên chất vấn của Quốc hội tháng 6/2018. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị, nếu kỳ họp không bố trí chất vấn trực tiếp tại hội trường, vẫn phải tiến hành chất vấn bằng văn bản. "Nhiều vấn đề đại biểu muốn chất vấn các Bộ trưởng và có thể gửi câu hỏi bằng văn bản, chứ không phải là không còn chất vấn tại kỳ họp này nữa", bà Nga lưu ý.

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dự kiến chia làm 2 đợt kết hợp và tập trung . Đợt một khai mạc ngày 20/5, kéo dài trong 8,5 ngày theo hình thức họp trực tuyến; đợt 2 họp tập trung từ ngày 10 đến 19/6.

"Việc áp dụng hình thức họp trực tuyến là một bước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội, và là cách thức để các đại biểu xem xét, quyết định kịp thời những vấn đề cấp thiết", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói. 

Theo quy định, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp và Quốc hội sẽ quyết định nội dung này.

Anh Minh

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét