Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

COVID-19 hạ nốc-ao thể thao toàn cầu như thế nào?

“Bão” COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu trong vài tháng qua, không chỉ tác động đáng kể đến sức khỏe con người, đời sống xã hội và kinh tế, mà còn càn quét cả lĩnh vực thể thao.

Hoạt động thể thao “đóng băng”

Bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm 2019, dịch COVID-19 nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới khiến hàng triệu người nhiễm bệnh, hàng chục ngàn người tử vong, ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, trong đó có thể thao.

Olympic Tokyo 2020, ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh, phải lùi thời điểm khởi tranh xuống một năm dù trước đó nước chủ nhà Nhật Bản cương quyết giữ nguyên kế hoạch tổ chức. Đây là một quyết định rất khó khăn, bởi nó không chỉ gây thiệt hại tài chính, mà còn ảnh hưởng đến 11.000 vận động viên Olympic và 4.4400 vận động viên Paralympic được đào tạo trong nhiều năm cho mục tiêu tranh tài tại Thế vận hội. Tuy nhiên, áp lực đè nặng khi liên đoàn thể thao các nước tuyên bố không cho các vận động viên tham dự giải, đã buộc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và nước chủ nhà đưa ra quyết định này.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là môn thể thao vua- bóng đá. Kế hoạch chuẩn bị của các đội tuyển quốc gia bị xáo trộn khi vòng chung kết EURO 2020 bị hoãn một năm, dù Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) rất mong chờ tới ngày khởi tranh giải đấu kỷ niệm 60 năm, với kế hoạch tổ chức tại 12 quốc gia trên khắp châu Âu. Tương tự, Lionel Messi và các đồng đội tại tuyển Argentina sẽ phải chờ thêm một năm để có cơ hội tranh tài tại Copa America. Giải đấu này ban đầu dự kiến diễn ra từ 12/6 - 12/7 tại Colombia và Argentina, nhưng giờ bị hoãn tới năm 2021.

Ngoài ra, hai giải đấu danh giá của UEFA là Champions League và Europa League, tạm ngưng thi đấu. Thời điểm các giải đấu trở lại không được ấn định, tuỳ thuộc vào tình hình và diễn biến của dịch bệnh.Chủ tịch UEFA Aleksandar Ceferin thậm chí thừa nhận khả năng Champions League và Europa League bị hủy bỏ, nếu dịch COVID-19 không được kiểm soát sớm.

Trước đó, Champions League còn được xem là nguồn cơn lây lan dịch bệnh ở lục địa già, với số lượng ca nhiễm không xác định ở trận Atalanta thắng 4-1Valencia vòng 1/8 diễn ra trên sân San Siro (Italy) hồi tháng 2. Chính quyền thành phố Bergamo ví trận đấu hôm đó như một “quả bom sinh học” bởi hơn 44.000 CĐV có mặt trên khán đài đã ăn mừng bằng cách ôm hôn nhau mỗi khi bàn thắng được ghi. Valencia sau đó cho biết khoảng 35% thành viên đội bóng dương tính với virus SARS-CoV-2, kể từ sau chuyến thi đấu trên đất Italy.

Trong khi đó, các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu như Premier League (Anh) Serie A (Italy), Bundesliga (Đức), La Liga (Tây Ban Nha), Ligue 1 (Pháp) đều thông báo hoãn vô thời hạn. Quyết định dù khó khăn, nhưng các nhà tổ chức buộc phải lựa chọn, sau khi hàng loạt các lãnh đạo thể thao, cầu thủ được xác định mắc COVID-19 như phó chủ tịch Barcelona Jordi Cardoner, HLV Arsenal Mikel Arteta, tiền vệ Chelsea Hudson-Odoi, hay bộ ba ngôi sao Juventus gồm Dybala, Rugani và Matuidi… Điều này đẩy lãnh đạo ngành thể thao các nước rơi vào tình thế khó khăn khi phải tính đến các bước đi tiếp theo cho mùa giải, nhưng phải đảm bảo sức khoẻ cộng đồng, lợi ích cho các cầu thủ và đội bóng, đồng thời phải hạn chế thiệt hại.

Ở môn quần vợt, các tay vợt hàng đầu thế giới đang phải đối mặt với một viễn cảnh sẽ không còn bất kỳ giải đấu lớn nào trong mùa giải 2020.Wimbledon là giải Grand Slam đầu tiên bị hủy trong năm 2020 vì COVID-19. Đây là lần đầu tiên giải Wimbledon bị hủy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945). Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hai giải Grand Slam theo sau là Roland Garros và US Open đối mặt với nguy cơ bị huỷ bỏ hoặc hoãn lại. Trước đó, Australian Open 2020 đã diễn ra hồi đầu năm, với nhà vô địch là Novak Djokovic. ATP và WTA tuyên bố dừng mọi hoạt động quần vợt chuyên nghiệp đến đầu tháng 6.

Trên đường đua tốc độ, Giải đua xe Công thức 1(F1) thông báo hoãn các chặng Grand Prix tại Australia, Bahrain, Việt Nam, Trung Quốc, Monaco, Hà Lan, Tây Ban Nha, Azerbaijan vì dịch bệnh bùng phát. Tại Việt Nam, mọi công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho một chặng đua chất lượng, chuyên nghiệp, cùng cơ hội quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh, giàu bản sắc. Người hâm mộ nước nhà cũng đang rất háo hức được chứng kiến màn tranh tài đỉnh cao của các tay đua hàng đầu thế giới, dự kiến diễn ra từ ngày 3-5/4/2020. Nhưng rồi tất cả đã đổ bể vào phút chót.

Thiệt hại nặng nề

Hàng loạt các giải đấu không thể tiếp diễn do dịch COVID-19 gây ra thiệt hại nặng nề về tài chính, là điều mà chúng ta thấy rõ nhất. Olympic Tokyo 2020 bị hoãn sang mùa hè năm sau là đòn đánh khủng khiếp giáng xuống Nhật Bản. Với việc đăng cai tổ chức bất kỳ Thế vận hội nào, gánh nặng tài chính đối với nước chủ nhà cũng rất lớn. Nhật Bản bỏ ra 277 triệu USD chỉ để xây dựng sân vận động mới ở Tokyo phục vụ Olympic. Tổng cộng, chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo chi tới 13,4 tỷ USD Mỹ cho việc tổ chức sự kiện này. Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng khi nước này dự kiến phải chi thêm 3 tỷ USD nữa bởi Thế vận hội buộc phải hoãn sang hè 2021. Cùng với đó, những lĩnh vực như sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, dịch vụ du lịch, khách sạn… cũng “lõm” nặng.

Mong đợi nhất, COVID-19 có thể được kiểm soát trong 1-2 tháng tới, và các giải bóng đá sẽ trở lại càng sớm càng tốt. Bằng không, những ảnh hưởng tới bóng đá, cũng như các môn thể thao khác là không thể đong đếm.

Ở môn thể thao vua, UEFA có thể phải chấp nhận một khoản lỗ ước tính lên đến hơn 300 triệu Euro vì vấn đề thương mại, đền bù bản quyền truyền hình, khi hoãn giải đấu cấp đội tuyển danh giá nhất lục địa già sang năm 2021. Tất nhiên, phương án hoãn Euro sang năm 2021 vẫn giúp UEFA hạn chế đáng kể những thiệt hại về mặt kinh tế so với phương án hủy hoàn toàn, nhưng vấn đề lớn hơn họ có thể phải đối mặt là sự xung đột lợi ích với Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).

Sở dĩ như vậy FIFA đã lên lịch tổ chức FIFA Club World Cup vào mùa hè 2021 - một dự án đầy tham vọng mà tổ chức bóng đá quyền lực nhất thế giới lên kế hoạch từ lâu với sự tham gia của 24 CLB hàng đầu thế giới, trong đó châu Âu đóng góp đến 8 đội.

Nhiều giải bóng đá hàng đầu châu Âu như Premier League, La Liga, Serie A… gánh chịu thiệt hại tài chính nặng nề vì đại dịch COVID-19. CEO Greg Clarke của Premier League bày tỏ lo ngại các vòng đấu còn lại không thể tiếp tục, giải đấu cao nhất xứ sở sương mù sẽ thiệt hại lên tới 830 triệu Euro, bao gồm tiền bản quyền truyền hình và thu nhập từ các hợp đồng thương mại khác…

Tương tư, mức thiệt hại đối với La Liga, Serie A ước tính lần lượt là khoảng 550 triệu Euro và 650 triệu Euro. Các CLB mất hàng chục triệu Euro tiền bán vé sau mỗi trận, dẫn đến nhiều đội sẽ chịu gánh nặng lớn về kinh tế. Thậm chí ở các giải hạng dưới, không ít CLB sẽ phải phá sản. Cùng với đó, giới VĐV cũng buộc phải giảm lương, thậm chí mất thu nhập khi các giải đấu không thể tổ chức theo kế hoạch.

COVID-19 hạ nốc-ao thể thao toàn cầu như thế nào?-1

F1 Grand Prix Việt Nam không thể tổ chức đúng lịch dù mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng

COVID-19 hạ nốc-ao thể thao toàn cầu như thế nào?-2

Olympic phải hoãn sang năm 2021 vì đại dịch COVID-19 Huyền Mai

 Theo Tiền Phong

Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/35d6nY9

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét