Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Gõ cửa từng nhà tìm người mất việc vì Covid-19

TP HCMTổ trưởng dân phố đến từng nhà tìm người bán hàng rong, xe ôm, bốc vác, bảo vệ... bị mất việc do Covid-19 để hỗ trợ theo gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Chiều 21/4, ông Võ Văn Kính, 71 tuổi (Trưởng khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đạp xe đến dãy trọ trong con hẻm nhỏ để khảo sát những (không có hợp đồng lao động) bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, làm báo cáo nộp cho phường.

Chủ dãy trọ giở cuốn sổ đăng ký tạm trú, rà từng người. Hầu hết người thuê phòng của bà là công nhân xây dựng, lái xe, buôn bán... đều nằm trong danh sách ngành nghề được hỗ trợ.

Trong phòng trọ rộng chưa tới 15 m2 chất đầy đồ đạc, ông Trần Văn Tú (50 tuổi, quê Bình Định) buồn rượi với xấp phiếu thu tiền nhà, điện, nước cộng dồn tháng 2 và 3 phải đóng là 7 triệu đồng. Ông cho biết, vợ chồng thuê trọ gần 3 năm ở đây. Ông làm lái xe tải chở vật liệu xây dựng, vợ phụ bếp cho nhà hàng. Trước đây, mỗi người kiếm được 7-8 triệu đồng mỗi tháng. Từ khi dịch bùng phát, vợ thất nghiệp, ông chỉ có vài khách thuê nên kiếm được 100.000-150.000 đồng một tuần.

"Hồi đó mỗi tháng chịu khó tằn tiện tôi để dành được chừng 2 triệu đồng, phòng khi có việc cần. Giờ thất nghiệp hụt mọi đường, xài hết tiền dành dụm rồi, tôi rất mong được hỗ trợ qua lúc khó khăn này", ông Tú nói.

Ông Võ Văn Kinh trao đổi với chủ nhà trọ và người thuê nhà trong diện được nhận hỗ trợ. Ảnh: Mạnh Tùng

Ông Võ Văn Kính trao đổi với chủ nhà trọ và người thuê phòng trong diện được nhận hỗ trợ. Ảnh: Mạnh Tùng.

Ông Võ Văn Kính cho biết, từ tối 17/4 phường Thạnh Mỹ Lợi bắt đầu thống kê số lao động tự do mất việc do dịch ở 4 khu phố, đề ra những yêu cầu rõ ràng. Người bán hàng rong phải ghi rõ mặt hàng, người thu gom rác dân lập thuộc nhóm thu gom nào, tài xế xe ôm phải nói rõ truyền thống hay công nghệ... Hiện, khu phố 1 với 130 hộ có 8 người đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ người yếu thế theo .

"Việc thống kê có một số khó khăn như phải xác định rõ như thế nào là người bán hàng rong: người gánh thúng đi bán hay là người ngồi bán ở vỉa hè. Quy định chỉ nói hỗ trợ người chạy xe ôm hai bánh, vậy còn người chạy xe ba gác có được hỗ trợ không?", ông Kính băn khoăn.

Tương tự, tại phường Tây Thạnh (quận Tân Phú), 3 ngày nay ông Đinh Quốc Anh (Tổ trưởng tổ 51) đến gõ cửa từng nhà có người bị mất việc, phát tờ khai theo mẫu để họ điền tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nơi tạm trú, công việc trước khi mất việc. Họ phải nộp bản photo giấy tờ cá nhân và cam đoan khai thông tin đúng sự thật, chịu trách nhiệm bồi hoàn tiền hỗ trợ nếu có gian dối.

Ông Quốc Anh cho biết đã phát hơn 30 phiếu kê khai cho những người trong khu phố. Họ chủ yếu là người kinh doanh tự do phải nghỉ bán để phòng chống dịch bệnh, tài xế xe ôm, bảo vệ... Với từng trường hợp ông đến tận nơi xác minh và hỏi thêm thông tin từ phía người thân, hàng xóm. Đến ngày 25/4, toàn bộ phiếu sẽ nộp về ban điều hành khu phố, báo cáo với phường.

"Chúng tôi cố gắng rà soát kỹ không để sót một ai, tiền hỗ trợ phải đến đúng người", ông Quốc Anh nói về chủ trương của địa phương.

Theo ông Hoàng Thanh Hải (Phó chủ tịch UBND phường Tây Thạnh), phường thống kê người bị mất việc, dừng việc do dịch bệnh ở 156 tổ dân phố thuộc 9 khu phố. Danh sách được hỗ trợ sẽ được gửi lên quận sau ngày 25/4. Số lượng người được hỗ trợ, mức hỗ trợ sẽ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.

Ông Đinh Quốc Anh phát mẫu kê khai thông tin cho một chủ tiệm sửa xe trên địa bàn. Ảnh: Hà An

Ông Đinh Quốc Anh phát mẫu kê khai thông tin cho chủ tiệm sửa xe ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, phải dừng việc vì phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Hà An

Từ cuối tháng 3, HĐND TP HCM có hỗ trợ 600.000 công nhân, giáo viên mầm non các trường mầm non tư thục bị mất việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổng số tiền khoảng 1.800 tỷ đồng. Khi Chính phủ có Nghị quyết 42 về gói hỗ trợ , Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các quận huyện thống kê thêm người lao động tự do để có chính sách hỗ trợ. Họ được nhận một triệu đồng mỗi tháng, không quá 3 tháng.

Đối tượng được hỗ trợ là: người bán hàng rong, thu gom rác và phế liệu, bốc vác, bán vé số lưu động, tài xế xe ôm và xích lô, người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh dịch vụ (ăn uống, lưu trú, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao), bảo vệ.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn, đặc thù công việc của họ là không ổn định, hay đổi chỗ ở, nên rất khó rà soát. Do đó, Sở giao từng địa phương triển khai, tổ dân phố phối hợp công an khu vực rà soát kỹ để không bỏ sót. Các quận huyện sẽ thống kê, gửi danh sách về Sở trước 15h ngày 29/4 để báo cáo Chủ tịch UBND TP HCM.

"Những vướng mắc, khó khăn đã được Sở báo cáo và xin ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải đáp", ông Tấn nói.

Mạnh Tùng - Hà An - Hữu Công

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét