Từ 12h ngày 1/5, các chốt kiểm soát vẫn đo thân nhiệt người vào Quảng Ninh nhưng không khai báo y tế; cơ sở kinh doanh, du lịch được mở cửa.
Sáng 1/5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng quyết định điều chỉnh một số hoạt động liên quan đến công tác phòng chống Covid-19. Tại các chốt kiểm dịch ở cửa ngõ, lực lượng chức năng chỉ thực hiện biện pháp y tế đối với trường hợp có biểu hiện dịch tễ nghi vấn.
Các phương tiện vận tải công cộng như xe khách tuyến cố định, xe hợp đồng, xe buýt liên tỉnh đến và đi từ Quảng Ninh đến địa phương khác được hoạt động 100%. Mỗi xe chỉ chở dưới 50% số ghế, tuân thủ quy định về phòng chống dịch.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu trong dịp nghỉ lễ 1/5, nếu lượng hành khách tăng đột biến tại bến xe, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh bố trí phương tiện tăng cường để giải tỏa. Các loại phương tiện khác đến và đi từ Quảng Ninh được hoạt động bình thường.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được hoạt động trở lại. Bãi tắm chỉ được phép hoạt động khi duy trì mật độ giãn cách và biện pháp phòng dịch theo quy định.
Hoạt động tham quan trên vịnh Hạ Long, khu di tích, danh thắng Yên Tử, bảo tàng Quảng Ninh, thư viện tỉnh, khu du lịch quốc gia Trà Cổ - Móng Cái được khôi phục.
Quảng Ninh là tỉnh hiếm hoi vẫn giãn cách xã hội đến 3/5, trong khi hầu hết tỉnh thành đã nới lỏng từ 23/4. Ngày 28/4, Thủ tướng chỉ đạo để tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, các địa phương có thể chủ động nới lỏng một số ngành khác, nhất là du lịch, dịch vụ ăn uống, hàng không, nhưng cân nhắc "không áp dụng biện pháp phòng chống cao hơn yêu cầu của Thủ tướng".
Bảy ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới và 15 ngày qua không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm là 270, trong đó 219 người khỏi bệnh, 51 bệnh nhân đang điều trị.
Trong bài viết cho VnExpress, cựu tuyển thủ Nguyễn Quang Hải - biệt danh "Hải Gà" kể về những va vấp trong sự nghiệp trước khi trở thành người hùng giúp Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2008.
Tôi không bao giờ quên buổi trưa hôm ấy: 26/11/2007.
Sau buổi tập sáng ở sân bóng đá trung tâm Công an TP HCM, HLV Alfred Riedl và trợ lý Nguyễn Văn Hiệp gọi tôi ra nói chuyện riêng. Tôi linh tính có chuyện chẳng lành vì đội đã đến ngày chốt quân đi SEA Games 2007. Thật không may, tôi là người được chọn để... ở nhà.
Các bạn biết đấy, tôi đã 22 tuổi, xem như không còn cơ hội nào để dự SEA Games. Trời trưa nóng như đổ lửa, mà tôi thấy mình như rơi vào một hố băng tăm tối. Rồi tôi bật khóc như một đứa trẻ. Tôi lủi thủi xách giày về phòng, cố gắng để không trở nên thảm hại, vậy mà hai hàng nước mắt cứ rơi. Tiếng cười của những đồng đội được chọn như những vết dao cứa vào tim tôi. Họ chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường sang Thái Lan để chinh phục giấc mơ vàng SEA Games. Nhưng bức ảnh đó không có tôi.
Tôi khóc vì buồn, thất vọng và cả một chút tức giận. Khi HLV Alfred Riedl gọi bổ sung, tôi vừa tỏa sáng tại giải U21 quốc gia với danh hiệu Vua phá lưới. Tôi cũng được bầu là cầu thủ hay nhất giải U21 quốc tế năm ấy. Được triệu tập, tôi đặt mục tiêu phải có tên trong danh sách đi Thái Lan. Những tuần tập trung ở Hà Nội, tôi đã hòa nhập tốt. Tôi tập luyện chăm chỉ, cố tỏ ra hòa đồng. Trong trận giao hữu với U23 Zimbabwe, tôi còn ghi bàn giúp đội thắng. Tôi nghĩ mình đã nỗ lực hết sức, mình đang có phong độ cao, kiểu gì cũng được dự SEA Games. Đó là giải đấu tôi từng mê mẩn theo dõi qua TV, là nơi ghi dấu những người hùng đàn anh như Hữu Đang, Huỳnh Đức, Hồng Sơn..., và tôi đã đến rất gần rồi.
Nhưng HLV Riedl không chọn tôi, và trên báo, thầy giải thích: "Đúng là Quang Hải chơi tốt ở giải U21. Nhưng cậu ấy 22 tuổi, tất nhiên phải chơi tốt hơn những người mới 19 tuổi. Tôi đã có ba tiền đạo tốt là Công Vinh, Thanh Bình, Anh Đức. Tôi chọn thêm Tiến Thành vì cậu ấy vừa đá tiền đạo, vừa đá được tiền vệ ".
À ra thế. Vậy mà trước đó thầy bảo là mê cái "que trái" của tôi lắm. Ở tuổi 22, tôi rút ra bài học lớn về sự chấp nhận.
Không được khoác áo đội U23, tôi bèn chuyển hướng qua một ước mơ lớn hơn: khoác áo đội tuyển quốc gia dự AFF Cup. Trở về Nha Trang trong sự sẻ chia của gia đình, bằng hữu, tôi quyết tâm đạt được mục tiêu. HLV Hoàng Anh Tuấn đã cho tôi nhiều lời khuyên thật sự hữu ích. Thầy nói: "Trong bóng đá, có những cầu thủ rất giỏi nhưng chưa chắc hợp với lối chơi của một tập thể. Thầy tin năng lực của em. Huống chi em còn trẻ, cơ hội còn rộng mở nếu em biết cố gắng, biết phấn đấu và không gục ngã". Rồi thầy cho tôi về nghỉ ngơi, trước khi trở lại tập luyện như trâu như ngựa cùng CLB Khánh Hoà.
Trời không phụ lòng người, sau một năm miệt mài chăm chỉ, thi đấu và ghi bàn liên tục cho Khánh Hòa, tôi được HLV Henrique Calisto gọi lên đội tuyển chuẩn bị cho AFF Cup 2008. Ngày biết mình được gọi, tôi lại bật khóc. Mẹ chọc tôi con trai gì mà mít ướt. Nhưng mẹ ơi, cùng là nước mắt, nhưng nước mắt của thất vọng và nước mắt của hạnh phúc khác nhau xa lắm.
Tôi đã lỡ hẹn với SEA Games, tôi phải chiến bù ở AFF Cup. Nhưng rồi mọi thứ lại diễn ra không như ý. Tôi cứ lạc nhịp thế nào đó trong lối chơi của đội tuyển. Để cải thiện, tôi cần phải thi đấu nhiều hơn và tự điều chỉnh. Nhưng hết lần này đến lần khác, HLV Calisto đều thất hứa với tôi. Cứ hôm nào ông hứa sẽ cho tôi vào sân, thì hôm sau tôi lại dự bị. Trận đấu với Thái Lan tại giải T&T Cup, thầy hứa cho tôi đá nhưng rồi ném tôi lên tận khán đài làm khán giả.
Con gà chiến đang máu me hăng tiết, nay lại bị nhốt trong chuồng, bó giò bó cẳng, nhìn đồng bọn và đối thủ của mình lao vào nhau. Đấy là một cảm giác thật sự khủng khiếp. Và khi tức giận, người ta không còn suy nghĩ thấu đáo nữa. Sau trận đấu, tôi xông lên phòng Calisto, xin rút tên khỏi đội và trở về Hải Phòng. Trái với sự tức giận của tôi, thầy lạnh lùng nói: "Cậu đang nóng, tôi không tiếp cậu. Hãy về phòng suy nghĩ lại, nếu sáng mai còn muốn về, tôi sẽ cho cậu toại nguyện".
Tôi về suy nghĩ, và vẫn quyết tâm sẽ rời đội. Trong lúc HLV Calisto suy nghĩ thì Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn xuất hiện. Vốn là đồng hương Khánh Hòa, anh Tuấn khuyên tôi: "Việc có mặt ở đội tuyển là một vinh dự mà cầu thủ nào cũng mơ ước. Em hãy gạt bỏ cái tôi, mặc cảm để ở lại".
Đấy cũng là một buổi trưa. Trên đường trở về phòng, tôi nghe một tiếng gà. Tiếng gà gáy trưa nghe khô khốc, chứ không mang hùng tâm mạnh mẽ như tiếng gà chào đón bình minh. Nhưng trong giây phút nghe tiếng gà ấy, tôi nhớ về con gà chiến của mình.
Bây giờ, tôi sẽ kể cho bạn nghe lý do vì sao mình có biệt danh là Hải "Gà".
Tôi mê đá gà vô cùng - một thứ đam mê nằm sâu trong tiềm thức không cách chi lý giải được. Khi đám bạn cùng trang lứa ở xóm chài Nha Trang chơi lò cò, bắn bi, thì tôi đã mê mẩn lũ gà. Nhưng nhà nghèo, tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền mua gà. Tôi chỉ biết nhìn ké, chơi ké với mấy người anh. Thấy tôi mê gà và nghèo kiết xác, một người anh tặng tôi chú gà ô, lông đen, chân trắng. Tôi mê con gà đầu tiên của mình hơn hết thẩy mọi thứ trong đời. Cứ buông tập vở ra là tôi ôm gà. Mẹ mà không cản, tôi còn muốn ôm nó lên giường ngủ.
Con gà có thể dạy nhiều điều, nếu ta thật sự để tâm. Tôi nhớ con gà xám chân vàng mà mình vô tình phát hiện trong một lần đá gà. Ông chủ gà dắt theo nhưng không cho nó đá. Ông bảo nó đá dở ẹc, nên ai mua, thì bán ngay với giá 700.000 đồng. Quá rẻ, nếu bạn biết sau này tôi từng được trả giá mấy chục triệu cho một con gà chọi.
Chẳng ai thèm chú ý đến con gà "bảy trăm ngàn" ấy, trừ tôi. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt của nó sự dũng mãnh, máu chiến. Tôi quyết định sẽ mua nó. Nhưng không thể để lộ cho đối phương thấy sự "máu me" của mình kẻo người ta đổi ý, tôi bảo ông chủ hãy chăm sóc nó thêm 10 ngày rồi sẽ quay trở lại lấy. Ngày ôm con gà "bảy trăm ngàn" trong tay, tôi cảm nhận được nguồn sinh lực bên trong cơ thể đang cuồng chân của nó. Tôi thấy lửa trong ánh mắt của nó.
Và rồi tôi cho nó thử giao chiến với những con gà lực lưỡng nhất trong đàn của mình. Và nó... xử đẹp tất cả. Nó tấn công mà không thèm phòng thủ, nó đá như chưa bao giờ được đá. Và con gà xám chân vàng ấy đã chiến thắng rất nhiều trận đấu sau đó. Người chủ ngày xưa tất nhiên đã không thể tin được nó chính là con gà "dở ẹc" mà ông ấy từng muốn đẩy đi.
Trước AFF Cup 2008, tôi chính là con gà "dở ẹc" đó. Con gà bị nhốt trong chuồng, con gà bị coi thường, con gà bị hoài nghi. Và tôi chợt dậy lên quyết tâm: phải chứng minh cho tất cả thấy họ đã sai lầm khi đánh giá thấp "gà chiến" Quang Hải.
Và tôi rút lại ý định về lại Khánh Hòa. Tôi tiếp tục chiến đấu và chờ đợi thời cơ. Hết trận này đến trận khác, tôi chờ đợi và chờ đợi. Việt Nam vào bán kết AFF Cup, gặp đương kim vô địch Singapore. Lượt đi trên sân nhà hòa 0-0, và chúng tôi phải đá lượt về trên sân khách. HLV Calisto nói: chỉ cần hiệp một Singapore không ghi được bàn, chúng ta sẽ đánh bại họ trong hiệp hai.
Hiệp một ở Singapore vẫn không có bàn. Sự tự tin toàn đội tăng dần. Hiệp hai trôi qua được 5 phút, 10 phút rồi 15 phút. HLV Calisto tung tôi vào sân. Tôi thầm nghĩ: thời cơ của mình đây rồi. Tôi thấy mình như một con gà chiến, chỉ muốn xông vào dùng cái cựa sắc nhọn của mình hạ gục đối thủ.
Chỉ năm phút sau khi vào sân, tôi ghi bàn duy nhất trận đấu, đưa Việt Nam vào chung kết.
Sau này, tôi mới biết, HLV Calisto ít sử dụng tôi ở các trận đấu, nhưng chưa từng định gạt tên tôi. Thầy cho tôi dự bị, hoặc ném lên khán đài chính là để kiểm tra sự kiên nhẫn của tôi. Thật may, tôi đã vượt qua "bài trắc nghiệm" ấy.
Sau khi ghi bàn duy nhất giúp Việt Nam loại Singapore, tôi tiếp tục phải ngồi dự bị khi Việt Nam hạ Thái Lan để lên ngôi vô địch. Khi các đồng đội tôi ăn mừng chiến công lịch sử, HLV Calisto đến ôm tôi và nói: "Tôi xin lỗi cậu. Với những gì cậu đã thể hiện ở bán kết, cậu xứng đáng có mặt ở trận chung kết này. Nhưng chúng ta có cầu thủ chấn thương, và tôi không có lựa chọn khác".
Tôi nhớ mình đáp lại rằng: "Con đã trưởng thành rồi. Và giờ hãy cùng nếm trải vinh quang này".
Phải, một cầu thủ rất giống một con gà chọi. Có tiềm năng là rất tốt, nhưng chưa đủ. Con gà và một cầu thủ trẻ cần rất nhiều sự rèn luyện, cần dinh dưỡng tốt và cần một tâm lý vững vàng. Nhưng gà chọi chỉ chiến đấu một mình, còn cầu thủ phải chiến đấu cùng đồng đội. Khi đeo huy chương lên cổ nhà vô địch, người ta không chỉ trao cho 11 cầu thủ đá chính mà trao cho cả những cầu thủ dự bị, những vị trợ lý, những săn sóc viên. Vì mỗi thành viên đều góp phần tạo nên vinh quang.
Từ một người bị gạt bỏ, tôi trở thành "người hùng". Tôi có tiền xây nhà cho mẹ, xây nhà cho mình và mua những con gà mà mình thích. Sau bao nhiêu lần vấp ngã, tôi luôn vịn bóng đá để đứng dậy.
Và dù bóng đá hôm nay có một tài năng lớn cùng tên: Nguyễn Quang Hải của CLB Hà Nội, nhưng Hải "Gà" quê Khánh Hòa cũng đã có một câu chuyện của riêng mình để kể.
Tôi đang làm bóng đá cộng đồng cùng với Cao Sỹ Cường tại Khánh Hòa. Và tôi sẽ dạy cho các em bài học lớn nhất của đời mình: Hãy bền chí. Vì trong người ta luôn có một con gà chọi, chờ ngày cất cao tiếng gáy.
HLV Tottenham, Jose Mourinho muốn mùa giải sớm trở lại và đặt tham vọng giành danh hiệu Ngoại hạng Anh thứ tư trong tương lai.
"Tôi nhớ bóng đá", Mourinho nói với Sky Sports hôm 30/4. "Nhưng tôi cũng giống các bạn, nhớ thế giới của chúng ta hơn. Bóng đá chỉ là một phần trong thế giới của ta. Chúng ta phải kiên nhẫn. Đây là cuộc chiến mà tất cả đều phải chiến đấu. Tôi cố gắng hình dung một ngày bình thường ở sân vận động sẽ như thế nào. Tôi nhớ những buổi họp báo trước trận, nhớ trận đấu, rồi cả họp báo sau trận. Nhưng giờ bạn đến đây và thấy một cơ sở y tế đáng kinh ngạc".
Một phần sân nhà của Tottenham được dùng để hỗ trợ các bệnh nhân của bệnh viện North Middlesex. Điều này khiến Mourinho xúc động khi bước vào phòng thay đồ, như ông chia sẻ. Hôm 30/4, Mourinho để lại hình ảnh đẹp khi cùng vận chuyển rau vì CLB thiếu nhân công. Tottenham có vườn rau sạch để cung cấp cho các thành viên của CLB, nên trong lúc bóng đá bị hoãn, họ đã thu hoạch vườn rau để tặng những người bị cách ly tại nhà.
Hành động ý nghĩa của Mourinho giúp ông lấy lại thiện cảm của người hâm mộ. Cách đây ba tuần, chiến lược gia Bồ Đào Nha từng bị chỉ trích vì khi nước Anh vẫn còn lệnh cách ly. Điều đó cũng cho thấy Mourinho đang mong bóng đá trở lại như thế nào.
"Nếu Ngoại hạng Anh đá nốt chín vòng cuối, đó sẽ là điều tốt cho tất cả", Mourinho nói thêm. "Kể cả khi chúng tôi phải đá trên sân không khán giả, tôi vẫn không nghĩ chúng tôi đang chơi trên một sân vận động trống vắng. Với những chiếc máy quay, chúng tôi biết rằng hàng triệu người đang xem trận đấu. Nên nếu một ngày chúng tôi phải đá trên sân đấu trống vắng, thực tế nó không hiu quạnh chút nào".
Mourinho đang ở cùng ba trợ lý tại Tottenham trong giai đoạn phong tỏa. Thời gian nhàn rỗi nhiều giúp ông được xem lại những trận đấu cũ. Cách đây 15 năm, Chelsea thắng Bolton 2-0 để vô địch mùa 2004-2005. Đó cũng là danh hiệu đầu tiên của Mourinho tại Ngoại hạng Anh.
"Tôi muốn nghĩ rằng bản thân sẽ có bốn chức vô địch Ngoại hạng Anh", ông chia sẻ. "Tôi đã có ba, nhưng tôi muốn có bốn hơn".
Hai ngày qua, nhiệt độ ở Huế thường xuyên trên 30. Dưới trời nắng, bộ đội phải bới từng gốc lúa, cắt rồi xếp một chỗ. Do ngậm nước, lúa rất nặng, việc thu hoạch mất nhiều công sức.
Công nương Kate được đánh giá là ngày càng bản lĩnh và tỏa sáng, xứng đáng là một Hoàng hậu tương lai của Vương quốc Anh.
Vào ngày 29/4 vừa qua, vợ chồng Hoàng tử William - Công nương Kate đã kỷ niệm 9 năm ngày cưới bằng việc chia sẻ lại bức ảnh trong hôn lễ của họ để cảm ơn người hâm mộ đã gửi lời chúc mừng. Bức hình được chụp vào ngày 29/4/2011 khi cặp đôi hoàng gia đang đứng ở lối vào tu viện Westminster sau khi trao lời thề nguyện trong hôn lễ cổ tích.
"Ngày này 9 năm trước - cảm ơn những tin nhắn đáng yêu của các bạn nhân ngày kỷ niệm đám cưới của Công tước và nữ Công tước xứ Cambridge", Điện Kensingson viết.
Bức ảnh cặp đôi hoàng gia chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày cưới.
Gia đình 5 thành viên của nhà Cambridge.
Trải qua 9 năm hôn nhân, hiện William - Kate đã là cha mẹ của ba đứa con, gồm Hoàng tử George (6 tuổi), Công chúa Charlotte (4 tuổi) và Hoàng tử Louis (2 tuổi). Nhà Cambridge sẽ ăn mừng dịp này trong riêng tư tại tư dinh Anmer Hall ở hạt Norfolk, nơi cặp vợ chồng cùng 3 con đang cách ly kể từ khi Anh áp lệnh phong tỏa.
Tuy nhiên, đúng vào dịp kỷ niệm ngày cưới của cặp đôi hoàng gia này, Meghan Markle lại xuất hiện trong một đoạn video cô hỗ trợ cho tổ chức từ thiện Smart Works. Đoạn clip đã được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông và thu hút sự chú ý của dư luận. Hành động "chiếm sóng" của Meghan đã được cô áp dụng triệt để trong thời gian trước đó. Và lần này cũng không ngoại lệ.
Meghan xuất hiện trong đoạn clip mới đúng dịp kỷ niệm ngày cưới của chị dâu.
Công nương Kate cũng có màn đáp trả nhanh chóng.
Mặc dù vậy, Công nương Kate cũng không vì thế mà bị em dâu Meghan làm lu mờ. Mới đây, bà mẹ 3 con đã đánh dấu kỷ niệm 9 năm ngày cưới của mình bằng việc tổ chức một cuộc họp trực tuyến trao đổi với các tổ chức từ thiện cam kết và hỗ trợ những phụ nữ mang thai và lần đầu làm mẹ.
Dù đang tạm thời ở ẩn trong thời gian dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nước Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng Công nương Kate vẫn miệt mài làm việc với những cam kết hỗ trợ đầy ý nghĩa của mình. Sự làm việc chăm chỉ và đầy nhiệt huyết của bà mẹ 3 con đã được công chúng ghi nhận và đánh giá cao.
Rõ ràng, Công nương Kate đang chứng minh một điều rằng, không chỉ Meghan đang hoạt động từ thiện mà cô cũng đảm nhận nhiều nhiệm vụ cao cả khác trong thời điểm này. Nhiều người cho rằng, bà mẹ 3 con đã có một cách đáp trả đầy khôn ngoan đối với em dâu Meghan.
Đặng Vịnh Thi là người tình đặc biệt nhất của "trùm sòng bạc", khiến ông say mê dù chẳng có bất cứ điểm gì nổi trội về nhan sắc, vóc dáng hay tài năng.
Ngoài 4 bà vợ, "trùm sòng bạc" Hà Hồng Sân còn rất nhiều hồng nhan tri kỷ, trong đó, không thể không kể tới Đặng Vịnh Thi – một nữ y tá nhan sắc, vóc dáng đều nhỏ bé, không nổi bật nhưng lại khiến "trùm sòng bạc" dù đang lúc già yếu, bệnh tật vẫn say mê mãi không thôi.
Ngoài gia tài bạc tỷ, "trùm sòng bạc" còn nổi tiếng với đời tư rắc rối, có đến 4 bà vợ và vô số hồng nhan tri kỷ.
Từ một nữ y tá bình thường trở thành hồng nhan tri kỷ của "trùm sòng bạc"
Năm 2007, khi "trùm sòng bạc" Hà Hồng Sân bị bệnh, bà Ba Trần Uyển Trân đã cử nữ y tá thường chăm sóc mình là Đặng Vịnh Thi tới chăm sóc ông. Ai ngờ được hành động này của bà Ba lại đưa tới mối duyên phận lúc tuổi xế chiều cho chồng mình.
Thực tế, Đặng Vịnh Thi chỉ là 1 người phụ nữ hết sức bình thường, bất kể từ dung mạo, dáng người, tuổi tác hay tài năng đều không có điểm gì nổi bật. Chính vì điều này, bà Ba – người vốn rất khôn khéo - mới yên tâm để cho Đặng Vịnh Thi chăm sóc "trùm sòng bạc".
Năm 2007, Hà Hồng Sân từng phải nằm viện vì bệnh nặng.
Đặng Vịnh Thi - 1 nữ y tá được bà Ba cử đến chăm sóc cho Hà Hồng Sân.
Lúc đó, "trùm sòng bạc" đã già yếu nhưng trong lúc ốm đau bệnh tật vẫn cần người ở bên, an ủi vậy nhưng lúc này, 3 bà vợ của ông trùm họ Hà lại bận rộn với việc tranh giành gia sản. Đây chính là 1 cơ hội ngàn năm có một cho Đặng Vịnh Thi. Người phụ nữ vóc dáng nhỏ bé, làn da ngăm đen này đã chiếm lấy trái tim Hà Hồng Sân nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận.
Tiếp xúc trong suốt thời gian bệnh nặng, Hà Hồng Sân (lúc ấy đã 86 tuổi) dần dần quan tâm đến Đặng Vịnh Thi. Sau 2 tháng, quan hệ giữa họ càng ngày càng "ám muội", không ít người đã nhận ra điều này. Khi mới được cử đến chăm sóc Hà Hồng Sân, Đặng Vịnh Thi luôn ăn mặc, trang điểm rất bình thường. Khi cùng ông tham dự sự kiện, cô cũng luôn giữ khoảng cách rất xa. Sau 2 tháng, Đặng Vịnh Thi bắt đầu dùng hàng hiệu xa xỉ và luôn theo chân "trùm sòng bạc" tới tham dự các sự kiện.
Hình ảnh thuở ban đầu của Đặng Vinh Thi khi theo chân ông trùm họ Hà tới mọi nơi. Lúc này nhiều người để ý cô ăn mặc rất giản dị
Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng chăm sóc trùm sòng bạc, cô bắt đầu diện hàng hiệu xa xỉ, theo chân trùm sòng bạc tới các sự kiện.
Những chiêu trò của bà Tư Lương An Kỳ để chống lại tình địch
Mối quan hệ giữa ông Hà Hồng Sân và nữ y tá nhanh chóng bị bà Tư Lương An Kỳ phát hiện. Khi kết hôn với bà Tư, Hà Hồng Sân từng hứa hẹn bà sẽ là người phụ nữ cuối cùng của mình. Thế nhưng, vốn là người phong lưu, đa tình, "trùm sòng bạc" chẳng thể giữ được lời hứa hẹn. Dĩ nhiên, bà Tư cũng chẳng phải "dạng vừa" và quyết không cho phép nhà họ Hà có thêm bà Năm. Trước Đặng Vịnh Thi, bà Tư từng hợp tác với bà Hai, ép Lợi Trí – 1 hồng nhan tri kỷ khác của "trùm sòng bạc" và cũng là vợ của Lý Liên Kiệt hiện tại - phải rời khỏi Hong Kong.
"Hoa hậu Châu Á" Lợi Trí từng bị bà Tư và bà Hai liên thủ chèn ép tới mức phải rời khỏi Hong Kong.
Lần này, bà Tư lựa chọn hợp tác với bà Ba, tiết lộ với bà Ba về người tình mới của "trùm sòng bạc". Thế nhưng, bà Ba chẳng có chiêu trò gì đặc biệt mà chỉ khuyên nhủ Hà Hồng Sân chia tay với Đặng Vịnh Thi. Rõ ràng, biện pháp mày chẳng có tác dụng gì, "trùm sòng bạc" chỉ coi như gió thổi ngoài tai.
Lúc này, bà Tư Lương An Kỳ tự mình "ra chiêu". Ban đầu, bà Tư từng khóc lóc, kêu gào nổi loạn nhưng khi đó, trái tim Hà Hồng Sân đã hướng về Đặng Vịnh Thi nên chiêu trò này của bà Tư không mang lại kết quả gì. Thậm chí, tình cảm giữa cặp đôi mới còn ngày càng gắn bó theo thời gian. Truyền thông xứ Trung cho hay, khi bà Tư đến thăm "trùm sòng bạc" thì phát hiện Đặng Vịnh Thi đang mát xa cho ông 1 cách vô cùng thân mật. Quá tức giận, bà Tư lớn tiếng trách móc Đặng Vịnh Thi nhưng ai ngờ, Hà Hồng Sân lại bảo vệ cho người tình mới, chẳng màng đến tình nghĩa vợ chồng, yêu cầu bà không được nói nữa".
Bà Tư nhiều lần ra chiều chèn ép tình địch nhưng kết quả lại ê chề
Bà Tư tỏ ra nóng nảy và ghen ghét với nữ y tá mới của chồng. Thế nhưng, khi bình tĩnh lại, phát hiện ra sự tình nghiêm trọng hơn mình nghĩ, bà Tư lập tức nghĩ ra phương án khác để giải quyết "tình địch". Bà Tư nhờ người lén điều tra về Đặng Vịnh Thi, phát hiện Đặng Vịnh Thi có 1 người bạn trai hẹn hò đã nhiều năm và cũng là mối tình đầu tên là Tô Bỉnh Long.
Nắm được "thóp" trong tay, bà Tư quyết vạch trần "bộ mặt thật" của Đặng Vịnh Thi trước mặt "trùm sòng bạc". Ai ngờ, Đặng Vịnh Thi lại giải thích rằng cô và Tô Bỉnh Long chỉ có tình anh em và Hà Hồng Sân lại lựa chọn tin tưởng điều này. Vì an ủi người tình bị "oan uổng", Hà Hồng Sân tặng Đặng Vịnh Thi 1 căn biệt thự cao cấp trị giá 30 triệu tệ (99,2 tỷ). Chính vì điều này, rất nhiều người cho rằng Đặng Vịnh Thi sẽ thuận lợi tiến thân vào gia tộc họ Hà, trở thành bà Năm tranh giành quyền lực và gia sản với 3 bà còn lại.
Đặng Vịnh Thi được trùm sòng bạc tin tưởng hết mức.
Nhiều lần thất bại, bà Tư vẫn không từ bỏ, tiếp tục hợp tác với bà Ba để loại bỏ tình địch. Mệt mỏi vì chốn "hậu cung" không được yên bình, ông Hà đành bất đắc dĩ sa thải Đặng Vịnh Thi để trấn an 2 bà vợ. Thế nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Mặt ngoài Hà Hồng Sân và Đặng Vịnh Thi đoạn tuyệt quan hệ nhưng thực tế, ông vẫn tìm mọi cách để liên hệ với người tình, liên tục tặng Đặng Vịnh Thi những món quà đắt đỏ như trang sức, nhà ở, tiền mặt. Có thông tin cho biết, tổng giá trị những món quà này lên tới hơn 100 triệu đôla Hong Kong (302,4 tỷ đồng).
Hà Hồng Sân sa thải Đặng Vịnh Thi nhưng vẫn lén qua lại với người tình nhằm qua mặt ba bà vợ
Cái kết bất ngờ và lựa chọn quyết đoán của Đặng Vịnh Thi
Tháng 7/2009, "trùm sòng bạc" nằm viện lần 2, bà Ba và bà Tư cùng ra lệnh cấm cửa, không cho Đặng Vịnh Thi tới bệnh viện thăm Hà Hồng Sân. Điều bất ngờ là Đặng Vịnh Thi thực sự không hề tới thăm lần nào. Chẳng bao lâu sau, Đặng Vịnh Thi tuyên bố kết hôn với Tô Bỉnh Long, không chỉ tổ chức hôn lễ linh đình mà còn gửi tới báo chí tin kết hôn. Có tin đồn, Đặng Vịnh Thi còn dùng tiền Hà Hồng Sân cho mình, mua cho Tô Bỉnh Long siêu xe và 1 căn nhà ở Vịnh Đồng La, trị giá 3,63 triệu Tệ (12 tỷ đồng).
Năm 2009, Hà Hồng Sân 1 lần nữa phải nằm viện vì sức khỏe nguy kịch.
Đặng Vịnh Thi không hề tới thăm ông mà nhanh chóng kết hôn với người bạn trai đã gắn bó nhiều năm.
Hành động đăng báo tuyên truyền hôn sự cho thấy Đặng Vịnh Thi có cơ hội trở thành bà Năm nhà họ Hà nhưng lại quyết định từ bỏ. Thứ nhất, Đặng Vịnh Thi chỉ là 1 người phụ nữ bình thường, không có tiền, không gia thế, không thực lực, chẳng thể yên ổn ở chốn hào môn nhiều tranh đấu. Thứ 2, bà Ba và bà Tư chắc hẳn đã cho Đặng Vịnh Thi một "lợi ích" nào đó khiến cô chấp nhận kết hôn với Tô Bỉnh Long và công khai trên báo chí, vừa để Hà Hồng Sân thôi thương nhớ, cũng để cho bà Ba - bà Tư được yên tâm.
Hơn 1 năm sau khi chủ tịch Korean Air qua đời, gia tộc giàu có bậc nhất Hàn Quốc lại liên tiếp vướng vào bê bối kiện tụng. Trong đó, tâm điểm hầu như đều liên quan đến người con cả của cố chủ tịch - ái nữ tai tiếng Cho Hyun Ah.
Cho Yang Ho (1949 - 2019) lúc sinh thời là một doanh nhân tiếng tăm trên thương trường Hàn Quốc, giữ chức chủ tịch tập đoàn vận tải Hanjin, chủ tịch kiêm CEO hãng hàng không Korean Air, thành viên sáng lập nên SkyTeam - một trong ba liên minh hàng không lớn nhất thế giới.
Tuy vươn đến đỉnh cao của tiền tài và quyền lực, nhà họ Cho cũng được xem là gia tộc chaebol tai tiếng nhất xứ sở kim chi, liên tục tranh đấu xào xáo khiến dân tình ngán ngẩm.
Gia tộc họ Cho nắm giữ tập đoàn Hanjin và Korean Air (Ảnh: Yonhap)
"Sóng gió gia tộc" dồn dập của nhà họ Cho
Đầu tiên là bê bối của đại tiểu thư Cho Hyun Ah (sinh năm 1974) vào năm 2014. Lúc đó, người phụ nữ này đã vươn tới chức phó chủ tịch tập đoàn. Khi lên máy bay Korean Air, bà nạt nộ phi hành đoàn vì phục vụ hạt mắc-ca trong túi thay vì bày biện ra đĩa. Sau đó, bà còn đuổi thẳng tiếp viên trưởng, khiến máy bay bị muộn 11 phút so với dự kiến.
Sự việc thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế, kéo theo cơ quan an ninh vào cuộc điều tra và buộc tội ái nữ họ Cho vi phạm luật hàng không, phạt tù 1 năm. Từ đó, danh tiếng của Cho Hyun Ah bị vấy bẩn mãi mãi, thường được mỉa mai bằng các biệt danh như "công chúa hạt mắc-ca" hay "vụ hạt mắc-ca nổi giận".
Cho Hyun Ah đối mặt với búa rìu dư luận sau vụ hạt mắc-ca (Ảnh: AFP)
Sau khi nhà họ Cho và báo chí Hàn tạm thời "buông tha" cho nhau khoảng 4 năm thì lại xuất hiện "liên hoàn phốt". Tháng 4/2018, con gái út Cho Hyun Min (sinh năm 1983) có thái độ phách lối, thẳng tay hắt nước vào mặt một nhân viên cấp dưới. Vài ngày sau, phu nhân chủ tịch Lee Myung Hee liên tiếp xúc phạm các nhân viên xây dựng và nhân viên khách sạn. Một tháng sau, quý tử Cho Won Tae (sinh năm 1976) vướng vào lùm xùm nhập học trái phép vào Đại học Inha từ 21 năm trước nhưng không bị buộc tội.
Bước sang năm 2019, chủ tịch Cho Yang Ho bị "hất cẳng" khỏi hội đồng quản trị Korean Air sau quá nhiều vụ tai tiếng của bản thân ông và gia đình. Thậm chí, đây còn xem là chiến thắng mang tính biểu tượng, rằng tầng lớp chaebol không phải tạo ra sóng gió gì rồi cũng được thoái lui an toàn. Đến tháng 9, chủ tịch Cho qua đời tại Mỹ, khép lại một chặng đường đầy thăng trầm của Hanjin và Korean Air.
Con gái út Cho Hyun Min và mẹ Lee Myung Hee cũng không phải dạng vừa (Ảnh: Yonhap, SBS)
Korean Air khởi đầu thập kỷ mới không thể "drama" hơn: Kinh doanh lao đao vì đại dịch, chị em tranh quyền đoạt vị
Chaebol được định nghĩa như các tập đoàn "quá lớn để có thể sụp đổ", nhưng điều đó không còn đúng trong đại dịch Covid-19. Hãng bay lớn nhất Hàn Quốc đã phải hủy bỏ vô số hành trình và buộc nhân sự nghỉ việc không lương, đến bộ phận lãnh đạo cũng bị cắt giảm thu nhập.
Song song đó, cuộc chiến tranh giành sản nghiệp kéo dài hàng tháng trời giữa chị em họ Cho cũng mới đi đến hồi kết. Trước đó, khi bố qua đời, người em trai Cho Won Tae đã tiếp quản đế chế kinh doanh. Nhưng "công chúa mắc-ca" Cho Hyun Ah không hài lòng. Bà thành lập một liên minh được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư lớn KCGI và công ty xây dựng Bando, âm mưu lật đổ em trai. Họ kêu gọi Cho Won Tae từ chức vì "liên tục mắc phải sai lầm", khiến Korean Air lỗ lũy kế 1,74 nghìn tỷ Won (1,4 tỷ USD) chỉ trong vòng 5 năm.
Cho rằng công ty đang "lâm nguy", người chị Hyun Ah muốn em trai nhường lại ghế chủ tịch Hanjin và Korean Air (Ảnh: Pulse)
"Người ta không thể điều hành công ty chỉ vì trót sinh ra là cháu nội của nhà sáng lập" - Lee Seung Hoon, người đứng đầu quỹ KCGI thẳng thắng chỉ trích năng lực của Won Tae, hậu duệ đời thứ ba của nhà sáng lập Hanjin. Kỳ thực, việc kinh doanh của gia tộc này đã trắc trở suốt thời gian dài. Ví dụ như công ty con Hanjin Shipping từng là hãng tàu Top 10 của thế giới, đã phá sản năm 2017.
Tuy vậy, trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 27/3 vừa qua, Won Tae một lần nữa vượt qua sự thách thức của chị gái và giữ vững "ngai vàng". Ông nhận được sự ủng hộ của gia đình và cả đối tác từ Mỹ, hãng Delta Air Lines. Cuối cùng, đương kim chủ tịch thu về 56,67% phiếu thuận từ các cổ đông, một chiến thắng an toàn nhưng không được vẻ vang cho lắm. Về phần Cho Hyun Ah, dù sao vị tiểu thư này cũng còn nhiều phiên tòa phải tham dự.
Sự nghiệp lẫn hôn nhân đều không viên mãn, Cho Hyun Ah còn bạo hành chồng con?
Ngày 20/2/2019, Cho Hyun Ah bị chính người "đầu ấp tay gối" đâm đơn kiện vì hành hung chồng và các con. Người chồng họ Kim (trước đây truyền thông Hàn đưa tin là họ Park) cho rằng sau khi ra tù từ năm 2015, bà Cho thường xuyên tấn công gây thương tích và có lời nói xúc phạm đến gia đình, bao gồm hai con trai sinh đôi.
Ông Kim khi đó đã nộp nhiều hình ảnh cùng clip hiện trường bạo hành cho cảnh sát, bao gồm hình ảnh vết thương trên cổ và ngón chân. Ngoài ra, trong một clip được đài KBS phát sóng, bà Cho được cho là hét lên "Chết! Chết đi!" với chồng, sau đó siết cổ và ném máy tính bảng khiến ông bị thương ở chân.
Ông Kim vốn là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, quen biết với bà Cho từ hồi tiểu học và kết hôn vào năm 2010. Cặp đôi đã nộp đơn ly dị từ tháng 4/2018 và vẫn đang chờ Tòa án Gia đình Seoul thụ lý.
Chàng rể thường dân bước chân vào nhà hào môn rồi cuối cùng kéo nhau ra tòa.
Vụ kiện bạo hành đã hoàn tất xét xử ở Seoul trong tuần này, theo thẩm phán In Jin Sup nói với báo Korean Times vào ngày 30/4. Tòa tuyên bố Cho Hyun Ah hành hung chồng và yêu cầu nộp phạt 30 triệu Won (gần 583 triệu đồng), tuy nhiên việc la mắng và ném muỗng vào các con không bị kết tội.
Phía bà Cho không rõ có kháng cáo hay không, nhưng người chồng họ Kim đã lập tức phản đối quyết định của tòa, cho rằng hai con của mình bị ngược đãi nghiêm trọng và Cho Hyan Ah phải chịu hình phạt thích đáng.
Xem ra đại tiểu thư nhà họ Cho đã khởi đầu năm 2020 không hề suôn sẻ. Hơn nữa, trong lúc em trai Cho Won Tae đang chật vật lèo lái công ty thì bất kỳ vụ lùm xùm nào của Korean Air cũng là điều vô cùng đáng tiếc.
"Ông Cho đã thành công trở thành truyền nhân đời thứ 3 của tập đoàn Hanjin, và giờ phải chứng minh cho các cổ đông thấy được những vụ ồn ào của gia đình mình sẽ không bao giờ lặp lại" - giáo sư Kim Dae-jong từ ĐH Sejong nhận định. Tuy nhiên, câu hỏi là chủ tịch Cho có "kìm" nổi người chị cá tính của mình hay không, giữa bối cảnh công chúng Hàn Quốc ngày càng nhạy cảm và phản ứng gay gắt với các vụ bê bối trong giới tài phiệt.
Xe vô thừa nhận quá 30 ngày sẽ bị tịch thu; cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Xe vô thừa nhận quá 30 ngày sẽ bị tịch thu
Nghị định 31 có hiệu lực từ 1/5 quy định trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn một lần, thay vì ít nhất hai lần như quy định hiện hành.
Trường hợp h, kể từ ngày thông báo cuối nhưng người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước.
Lý giải việc rút ngắn thời gian và số lần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu trên, lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) nói "nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng nhanh chóng làm các thủ tục xử lý tang vật, phương tiện".
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage
Nghị định 38/2020 có hiệu lực ngày 20/5 quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài. Trong đó có những công việc như: Massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); làm việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột có độc tính mạnh...
Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức cá nhân
Nghị định 47/2020về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân.
Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số.
Tuy nhiên, nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi, như: cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...
AnhHuyền thoại Man Utd Rio Ferdinand cho rằng dù giỏi đến đâu mỗi trung vệ đều gặp khó trước một số mẫu tiền đạo - mà điển hình là cặp Nemanja Vidic và Fernando Torres.
"Sự kết hợp giữa tôi và Nemanja Vidic có thể xem là tốt nhất lịch sử Ngoại hạng Anh", Rio Ferdinand mở đầu buổi nói chuyện trong chương trình The Beautiful Game hôm 30/4. "Hầu hết tiền đạo đối phương phải dạt cánh khi đọ sức với chúng tôi. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp khiến một trong hai bọn tôi gặp vấn đề dù đó có thể không phải tiền đạo hay nhất hành tinh. Fernando Torres nằm trong số ấy".
Giai đoạn đỉnh cao của Torres gắn liền với Liverpool, từ năm 2007 đến 2010. Ở cuộc đọ sức với Man Utd hồi tháng 3/2009, Torres khiến Vidic liên tục mắc sai lầm. Giữa hiệp một, anh thắng trung vệ người Serbia trong pha tranh chấp, gỡ hòa 1-1 để tạo tiền đề cho màn ngược dòng của Liverpool ngay trên sân Old Trafford. Khi trận đấu còn 15 phút Vidic nhận thẻ đỏ, còn Man Utd thua 1-4.
"Phong cách của Torres luôn rất bùng nổ, và là số ít khiến cả tôi lẫn Vidic luống cuống. Khi ở Liverpool, cậu ấy nằm trong số giỏi nhất thế giới", Ferdinand nói tiếp. "Torres có thể xem là khắc tinh của Vidic. Cậu ấy dường như tính toán trước mỗi khi va chạm Vidic , nhờ tốc độ và sự tinh quái, khiến đồng đội của tôi phạm sai lầm".
Với Ferdinand, anh cũng gặp một trường hợp tương tự như Vidic với Torres. "Ngoài hai người giỏi nhất là Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, tôi cũng thấy phiền trước Kevin Davies. Là người không ngại đua sức và đối đầu trực tiếp, nhưng tôi luôn thấy bí mỗi khi theo kèm Davies. Kể cả quả bóng có xa anh ta bao nhiêu, Davies vẫn có cách lấy lại và đưa về phía khung thành".
Ferdinand gia nhập Man Utd hè 2002 và lập tức giúp Man Utd vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2002-2003. Vidic tới Old Trafford sau ba năm rưỡi, và chỉ mất thêm nửa năm để hợp cùng đàn anh thành cặp trung vệ ăn ý. Tám năm chơi cùng nhau, Ferdinand và Vidic giúp "Quỷ đỏ" giành một Champions League, năm Ngoại hạng Anh và ba Cup Liên đoàn.
"Ít khi chúng tôi nói chuyện chuyên môn hay kết hợp nhau như nào trên sân. Phần lớn chỉ là chuyện phiếm", Ferdinand chia sẻ. "Tuy nhiên, chúng tôi rất hiểu nhau. Nếu Vidic theo kèm đối thủ, tôi sẽ lót phía sau. Nếu đối thủ phản công, tôi biết Vidic sẽ băng ra và giữ nguyên vị trí. Đôi khi bạn may mắn gặp một đối tác ăn ý, như thể chỉ cần hít thở cũng biết người kia nghĩ gì".
HLV Gertjan Verbeek đã chấm dứt hợp đồng sớm với CLB Adelaide United ở Giải VĐQG Australia – A.League vào ngày 29/4.
Ông Gertjan Verbeek chia sẻ: "Adelaide United không thể đảm bảo được việc các giải đấu ở Australia được tổ chức vào năm tới. Khó có thể chắc chắn điều gì vào lúc này. Tôi phải bay trở lại Australia để làm việc lại với CLB và nhận khoản bồi thường về tài chính.
Tình hình tài chính của CLB lúc này cũng không tốt. Thế nhưng, tôi cũng phải kiếm tiền nuôi sống gia đình. Thật đáng tiếc khi mọi thứ kết thúc như thế này. Tôi đã nghĩ sẽ có mùa thứ hai ổn định ở đây và hướng tới mùa thứ ba nữa".
HLV Gertjan Verbeek liên tục lên tiếng chê bai trình độ Văn Hậu không đủ để thi đấu ở Hà Lan. Ảnh: GN.
HLV Gertjan Verbeek là nhân vật nổi tiếng ở SC Heerenveen. Ông từng thi đấu ở vị trí trung vệ SC Heerenveen giai đoạn 1984 – 1994 với 254 trận đấu, ghi 38 bàn thắng. Với sự nghiệp HLV, ông làm thuyền trưởng SC Heerenveen giai đoạn 2004 – 2008, sau đó dẫn dắt một số CLB nổi tiếng như Feyenoord, Twente, FC Nurnberg,… Ở mùa giải 2019, ông dẫn dắt CLB Adelaide United vô địch Giải VĐQG Australia.
Vị HLV người Hà Lan này cũng để lại nhiều tranh cãi khi liên tục đưa ra bình luận về thương vụ SC Heerenveen mượn Đoàn Văn Hậu từ Hà Nội FC.
Đầu tiên, ông gọi đây là bản hợp đồng thương mại: "Những ai am hiểu bóng đá đều biết Văn Hậu chưa đủ giỏi. Tuy nhiên, cậu ấy lại đang nhận mức lương quá cao. Có lẽ lúc này mọi người trong phòng thay đồ của Heerenveen đều biết Hậu là một bản hợp đồng thương mại. Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó, không bao giờ".
Văn Hậu có mùa giải đầu tiên ở nước ngoài không hanh thông. Ảnh: Orange Pictures.
Tiếp theo, ông đánh giá Văn Hậu không đủ trình độ thi đấu ở Hà Lan: "Trợ lý Carl Veart của tôi biết Văn Hậu và cũng nói cậu bé không đủ giỏi để chơi cho chúng ta (CLB Adelaide United). "Chà", tôi thốt lên. Sau đó, tôi cũng hiểu rằng anh ta không đủ giỏi để chơi cho SC Heerenveen và ở Giải VĐQG Hà Lan. Nếu Văn Hậu thi đấu dưới quyền tôi, cậu ấy cũng không được lựa chọn".
Hiện tại, Giải VĐQG Hà Lan cũng đã phải huỷ bỏ do dịch Covid-19. Văn Hậu sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 6/2020 nhưng vẫn chưa có động thái được SC Heerenveen ký hợp đồng mới.
Một trong những khoảnh khắc không bao giờ quên của Công nương Diana khi xuất hiện trước báo giới đó là giây phút bà cự tuyệt nụ hôn của Thái tử Charles khiến ông vô cùng tức giận.
Vào năm 1992, Công nương Diana đã gây chấn động truyền thông khi bà quay mặt, tránh né nụ hôn của chồng tại lễ trao giải thi đấu polo ở Ấn Độ vào năm 1992. Hành động cự tuyệt chồng công khai trước báo giới của Công nương Diana đã khiến hoàng gia lao đao còn dư luận thì bùng nổ. Khắp nơi đều bàn tán về cuộc hôn nhân hoàng gia đẹp như mơ này và ai cũng đều nhận ra nó đã rạn nứt không thể nào cứu vãn được.
Trước khi thực hiện chuyến công du đến Ấn Độ vào năm 1992, hôn nhân giữa cặp đôi hoàng gia này đã có dấu hiệu trục trặc. Tin đồn Thái tử Charles còn qua lại với bạn gái cũ Camilla đã râm ran trong dư luận. Khi thực hiện chuyến công du đến Ấn Độ cùng nhau, Công nương Diana đã hy vọng rất nhiều về việc bà và chồng có thể hàn gắn mối quan hệ này.
Bông hồng nước Anh đã đề nghị chồng bớt chút thời gian rảnh rỗi để cả hai cùng nhau đến thăm lăng mộ Taj Mahal chụp ảnh kỷ niệm. Ngôi đền này tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của một bậc quân vương dành cho người vợ đã khuất của mình. Chắc chắn, Công nương Diana rất mong chờ bà và chồng sẽ có một kỷ niệm đẹp tại biểu tượng tình yêu này. Tuy nhiên, Thái tử Charles đã thất hứa. Trong khi Công nương Diana tới thăm ngôi đền một mình, Thái tử Charles lại chọn tham dự một sự kiện gặp gỡ với giới doanh nhân cách đó hàng nghìn cây số.
Công nương Diana ngồi cô độc một mình tại ngôi đền tình yêu.
Khoảnh khắc người phụ nữ xinh đẹp ấy ngồi cô độc một mình giữa băng ghế màu trắng trước ngôi đền tình yêu đã khiến người hâm mộ bà cảm thấy nhói đau trong tim. Việc Công nương Diana xuất hiện một mình tại ngôi đền tình yêu đã thu hút sự chú ý của báo giới. Khi được hỏi bà có cảm nhận gì khi đứng trước khu lăng mộ tuyệt vời này, Công nương Diana đã đáp lại rằng: "Đó là một kỷ niệm…giúp hàn gắn rất nhiều".
Sau đó, dù báo chí có khai thác thêm nhưng bà Diana đã khéo léo từ chối trả lời. Nhiều người cho rằng, trái tim của Công nương Diana vốn đã rỉ máu vì chuyện ngoại tình của chồng nay đã bị bóp nghẹt vỡ tan khi nỗ lực hàn gắn của bà với Thái tử Charles là một con số không tròn trĩnh. Trước khi kết hôn với Công nương Diana, Thái tử Charles từng tới thăm đền Taj Mahal và ông cũng ngồi một mình trên chiếc ghế đá màu trắng. Lúc đó, ông tuyên bố rằng, rồi sẽ có một ngày ông quay lại đây cùng với người mình yêu.
Và rõ ràng, Công nương Diana đã hiểu ra một điều rằng trái tim của Thái tử Charles chưa từng hướng về bà. Sự thật bẽ bàng ấy đã khiến Công nương Diana có một màn "trả thù" chồng đầy sâu cay ngay sau đó. Trong chuyến thăm Ấn Độ lần đó, Thái tử Charles được lên kế hoạch chơi một trấn đấu polo giao hữu với đội chủ nhà. Người dân Ấn Độ cùng các cầu thủ chủ nhà đều rất mong chờ sự xuất hiện của công nương nước Anh trong lễ trao giải.
Cuộc hôn nhân của Công nương Diana và Thái tử Charles đã không thể cứu vãn được nữa.
Ban đầu, bà Diana đã từ chối tới tham dự. Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực thuyết phục, bà cuối cùng cũng đã đồng ý. Chung cuộc trận đấu, đội của Thái tử Charles giành chiến thắng. Trong khi chồng vui vẻ với nụ cười rạng rỡ trên môi thì Công nương Diana lại tỏ ra không mấy mặn mà trên khán đài.
Và khi đến phần trao giải, vị vua tương lai của nước Anh đã phạm phải một sai lầm chết người. Thái tử Charles đã quên không hôn vợ mình nói lời cảm ơn bà khi nhận giải trước cánh báo giới. Nhận ra sự thiếu sót của mình, Thái tử Charles vội vã quay lại để hôn lễ má vợ trước sự theo dõi chăm chú của đám đông.
Tuy nhiên, vì lời thất hứa trước đó cùng sai lầm lần này của Thái tử Charles mà Công nương Diana đã né sang một bên, cự tuyệt nụ hôn của chồng khiến nụ hôn đáng lẽ sẽ chạm ở má mà sượt qua phía tai của bà. Hình ảnh đó đã lập tức được báo giới phát đi khắp thế giới. Thái tử Charles đã tỏ ra rất tức giận với hành động của vợ.
Khoảnh khắc Công nương Diana né nụ hôn của chồng.
Khoảnh khắc cự tuyệt ấy cũng là dấu hiệu để mọi người nhận ra rằng đã tồn tại vết rạn nứt khó có thể chữa lành của hai người. Và quả thật, sau chuyến đi đó, Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân rồi chính thức chấm dứt cuộc hôn nhân cứ ngỡ đẹp như mơ vào năm 1996 để lại bao tiếc nuối trong lòng người hâm mộ.
Mỗi khi nhìn lại khoảnh khắc Công nương Diana từ chối nụ hôn của chồng, nhiều người lại cảm thấy xót xa cho một người phụ nữ được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng lại không nhận được tình yêu đích thực từ người chồng của mình. Dù đã qua đời cách đây hơn 20 năm nhưng những câu chuyện xung quanh cuộc đời của người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh ấy vẫn khiến mọi người không kìm nén được tiếng thở dài, tiếc thương cho một đóa hoa sớm tàn lụi.
HLV Gertjan Verbeek đã chấm dứt hợp đồng sớm với CLB Adelaide United ở Giải VĐQG Australia – A.League vào ngày 29/4.
Ông Gertjan Verbeek chia sẻ: "Adelaide United không thể đảm bảo được việc các giải đấu ở Australia được tổ chức vào năm tới. Khó có thể chắc chắn điều gì vào lúc này. Tôi phải bay trở lại Australia để làm việc lại với CLB và nhận khoản bồi thường về tài chính.
Tình hình tài chính của CLB lúc này cũng không tốt. Thế nhưng, tôi cũng phải kiếm tiền nuôi sống gia đình. Thật đáng tiếc khi mọi thứ kết thúc như thế này. Tôi đã nghĩ sẽ có mùa thứ hai ổn định ở đây và hướng tới mùa thứ ba nữa".
HLV Gertjan Verbeek liên tục lên tiếng chê bai trình độ Văn Hậu không đủ để thi đấu ở Hà Lan. Ảnh: GN.
HLV Gertjan Verbeek là nhân vật nổi tiếng ở SC Heerenveen. Ông từng thi đấu ở vị trí trung vệ SC Heerenveen giai đoạn 1984 – 1994 với 254 trận đấu, ghi 38 bàn thắng. Với sự nghiệp HLV, ông làm thuyền trưởng SC Heerenveen giai đoạn 2004 – 2008, sau đó dẫn dắt một số CLB nổi tiếng như Feyenoord, Twente, FC Nurnberg,… Ở mùa giải 2019, ông dẫn dắt CLB Adelaide United vô địch Giải VĐQG Australia.
Vị HLV người Hà Lan này cũng để lại nhiều tranh cãi khi liên tục đưa ra bình luận về thương vụ SC Heerenveen mượn Đoàn Văn Hậu từ Hà Nội FC.
Đầu tiên, ông gọi đây là bản hợp đồng thương mại: "Những ai am hiểu bóng đá đều biết Văn Hậu chưa đủ giỏi. Tuy nhiên, cậu ấy lại đang nhận mức lương quá cao. Có lẽ lúc này mọi người trong phòng thay đồ của Heerenveen đều biết Hậu là một bản hợp đồng thương mại. Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó, không bao giờ".
Văn Hậu có mùa giải đầu tiên ở nước ngoài không hanh thông. Ảnh: Orange Pictures.
Tiếp theo, ông đánh giá Văn Hậu không đủ trình độ thi đấu ở Hà Lan: "Trợ lý Carl Veart của tôi biết Văn Hậu và cũng nói cậu bé không đủ giỏi để chơi cho chúng ta (CLB Adelaide United). "Chà", tôi thốt lên. Sau đó, tôi cũng hiểu rằng anh ta không đủ giỏi để chơi cho SC Heerenveen và ở Giải VĐQG Hà Lan. Nếu Văn Hậu thi đấu dưới quyền tôi, cậu ấy cũng không được lựa chọn".
Hiện tại, Giải VĐQG Hà Lan cũng đã phải huỷ bỏ do dịch Covid-19. Văn Hậu sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 6/2020 nhưng vẫn chưa có động thái được SC Heerenveen ký hợp đồng mới.
Lo ngại Covid-19 chưa được kiểm soát, siêu sao của Juventus Cristiano Ronaldo không về hội quân đúng hẹn.
Theo kế hoạch, Cristiano Ronaldo trở lại Italy vào thứ Ba 28/4 và sẽ cách ly hai tuần trước khi trở lại tập luyện cùng đồng đội. Tuy nhiên, tờ Corriere dello Sport tiết lộ, siêu sao người Bồ Đào Nha chưa đến xứ mỳ ống, tính đến đêm thứ Năm 30/4.
Italy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu bởi Covid-19. Tại Juventus, ba cầu thủ nhiễm bệnh gồm , Blaise Matuidi, Paulo Dybala. Trong số này, hai người đầu đã cho kết quả âm tính với nCoV, theo thông báo từ Juventus hồi giữa tháng Tư. Riêng Dybala, cầu thủ này mới âm tính lần đầu.
Truyền thông Italy cho rằng sức khỏe của Dybala là nguyên nhân khiến Ronaldo trì hoãn trở lại. Anh tiếp tục ở lại quê nhà Madeira cùng gia đình. Tờ Mundo Deportivo nhấn mạnh, rằng Ronaldo không tin Italy kiểm soát được Covid-19 và muốn "tự bảo vệ bản thân".
Juventus đá trận gần nhất tại Serie A vào ngày 8/3. Sau đó, Ronaldo trở về Bồ Đào Nha để chăm sóc mẹ, người vừa bị đột quỵ. Tới ngày 11/3, Rugani nhiễm nCoV. Ban tổ chức Serie A buộc phải tuyên bố hoãn giải đấu vô thời hạn.
Trong khi nhiều CLB như Napoli, Lazio sốt sắng trở lại tập luyện và thi đấu, Juventus tỏ ra thận trọng. Chủ tịch Andrea Agnelli khuyên các bên bình tĩnh, và ưu tiên giữ sức khỏe.
Từ ngày 28/4, sau khi hết hạn cách ly xã hội, chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách. Khách thập phương đến vãn cảnh chùa được kiểm tra y tế và buộc phải đeo khẩu trang.
Bà Hoài, phật tử ở Hải Phòng chia sẻ: "Sau khi Hải Phòng nới lỏng giãn cách xã hội ngày 23/4, gia đình đã lên kế hoạch vãn cảnh chùa dịp 30/4. Gia đình tôi 10 người đến chùa từ sáng, chờ ngoài điện hơn một tiếng để vào tắm phật, mừng ngày Ngài đản sinh".
Từ ngày 28/4, sau khi hết hạn cách ly xã hội, chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách. Khách thập phương đến vãn cảnh chùa được kiểm tra y tế và buộc phải đeo khẩu trang.
Bà Hoài, phật tử ở Hải Phòng chia sẻ: "Sau khi Hải Phòng nới lỏng giãn cách xã hội ngày 23/4, gia đình đã lên kế hoạch vãn cảnh chùa dịp 30/4. Gia đình tôi 10 người đến chùa từ sáng, chờ ngoài điện hơn một tiếng để vào tắm phật, mừng ngày Ngài đản sinh".
Block B2 chung cư 1A-1B đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, với 36 hộ dân bị phong tỏa, cách ly sau khi "bệnh nhân 92" sống ở đây tái dương tính nCoV.
Sáng 30/4, lực lượng công an, trật tự đô thị, dân phòng... phường Đa Kao, quận 1, chốt chặn lối đi giữa 2 block chung cư 1A-1B. Toàn bộ chung cư được các nhân viên y tế phun khử khuẩn.
Động thái này được đưa ra do "" - du học sinh 21 tuổi từ Pháp về, xuất viện ngày 14/4, sống ở block B2, có kết quả tái dương tính trở lại nCoV tối hôm qua. 36 hộ dân cùng hơn 90 người ở block này được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Do nam sinh từng 3 lần xuống mua thực phẩm ở siêu thị cách đó 100 mét nên 4 nhân viên ở đây cũng được giám sát, xét nghiệm.
Người dân chung cư được yêu cầu ở trong nhà. Lực lượng chức năng địa phương sẽ hỗ trợ tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm. Đến 13h30, hai ôtô biển xanh đến chở cư dân đi lấy mẫu xét nghiệm.
Trung tâm y tế quận 1 cho biết, sau khi tái nhiễm nCoV, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi. "Người dân không nên quá hoang mang. Việc phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan bệnh nhân là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất trong phòng chống dịch bệnh", đại diện trung tâm nói.
Hiện, TP HCM ghi nhận 4 ca tái nhiễm sau khi điều trị khỏi, gồm: bệnh nhân 207, 151, 224 và 92. Tuy nhiên, đây là lần đầu một block chung cư bị phong toả vì ảnh hưởng.
Thành phố chỉ còn một ca bệnh nặng là "" - phi công người Anh, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Cho đến nay người hâm mộ vẫn cảm thấy khó hiểu khi mùa hè 2008, Robinho bất ngờ tới Man City mà không phải Chelsea. Và những giải thích mà chúng ta được nghe, thực tế đều không phải sự thật.
Vào ngày cuối của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2008, Robinho ra mắt ở Man City. Đó là một sự kiện gây sốc, bởi Robinho khi ấy là một trong những siêu sao hàng đầu thế giới còn Man City, không như bây giờ, chỉ là đội bóng tầm thường bất ngờ lọt vào tay các ông chủ tỷ phú.
Không những thế, tất cả đều tưởng rằng Robinho sẽ tới Chelsea, á quân Champions League 2007/08. Chính bản thân ngôi sao người Brazil cũng nhiều lần nói rằng, cho đến tận phút cuối cùng anh vẫn tưởng sẽ tới Chelsea. HLV Luiz Felipe Scolari đã gọi điện để thuyết phục anh tới Stamford Bridge để mang tới sự sáng tạo còn thiếu.
"Real không bán tôi cho Chelsea. Tôi khá chắc lý do xuất phát từ việc đội bóng Anh đã bán áo đấu có tên tôi trước khi vụ chuyển nhượng hoàn thành, và Real thì không thích điều đó. Cuối cùng họ bán tôi cho Man City", Robinho nói.
Robinho bất ngờ ra mắt Man City trong ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2008.
Vậy sự thật thì sao?
Cựu Chủ tịch Real, Ramon Calderon kể với tờ The Athletic: "Suốt cả mùa hè, Robinho và người đại diện Wagner Ribeiro liên tục yêu cầu được ra đi. Họ nói rằng, đã biết tỏng ý định Real sẽ tậu Cristiano Ronaldo và biến anh ta thành ngôi sao lớn nhất. Vì vậy Robinho cần rời đi sớm. Tôi nói với họ, OK, nếu nhận được lời đề nghị nào, tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc".
Vấn đề là, theo Calderon, Robinho cùng đại diện không đề cập đến một CLB nào cụ thể. Và thực tế cũng không có bất kỳ đội bóng nào hỏi mua Robinho. Kể cả Chelsea cũng không.
"Tôi có mối quan hệ hữu hảo với Peter Kenyon, Giám đốc điều hành của Chelsea", cựu Chủ tịch Real nói, "Vào năm 2007 tôi và Kenyon đã thương lượng thành công vụ Arjen Robben rời Chelsea để tới Real. Vì vậy nếu ông ta muốn Robinho, chẳng có lý do lại không gọi điện cho tôi".
Cựu Chủ tịch Real Madrid, Ramon Calderon.
Lý giải sự án binh bất động của Chelsea, Calderon cũng suy đoán, có thể nó xuất phát từ giá cả. "Trong các cuộc trao đổi với người đại diện của Robinho, tôi nói rằng sẽ bán cậu ta với mức giá 34,9 triệu bảng. Có lẽ Wagner Ribeiro đã thông báo với phía Chelsea về con số đó, và họ quyết định không theo đuổi vụ chuyển nhượng đắt đỏ này", ông cho biết.
Cũng dễ hiểu, bởi Chelsea đã chi tiêu rất nhiều trong những năm trước 2008, bao gồm bom tấn 30,8 triệu bảng mang tên Andriy Shevchenko. Với việc vào đến chung kết Champions League mùa hè năm đó, Ban lãnh đạo The Blues cho rằng những vụ chuyển nhượng đình đám là không cần thiết. Vì vậy chỉ chi ra 24 triệu bảng để HLV Scolari mang về Deco và Jose Bosingwa.
Trở lại với Chủ tịch Calderon. Phải đến 8 giờ tối ngày 31/08, ông mới nhận được lời đề nghị đầu tiên về Robinho. Đó là cuộc điện thoại từ Man City. Do thời gian không còn nhiều, cuộc đàm phán diễn ra rất ngắn gọn và nhanh chóng đi đến con số cuối cùng: 32,5 triệu bảng.
Robinho đã ghi 16 bàn trong 17 tháng khoác áo Man City.
Robinho thì chẳng có vấn đề gì khi phải khoác áo Man City. Anh rất hào hứng với cuộc nói chuyện với ông chủ Sheik Mansour và được biết kế hoạch mang về Etihad những ngôi sao hàng đầu thế giới, sau đó Man City sẽ trở thành một siêu cường.
Người hâm mộ Chelsea đương nhiên giận dữ và thất vọng. Họ đã hy vọng về một tân binh siêu hạng, khỏa lấp nỗi buồn thất bại ở trận chung kết Champions League trước đó vài tháng. Tất cả càng tin tưởng hơn nữa khi Kenyon có cuộc gặp gỡ Wagner Ribeiro tại nhà hàng De Maria ở Madrid. Vậy mà rốt cuộc không có vụ chuyển nhượng nào và Robinho thì tới Man City.
May thay, Ban lãnh đạo Chelsea đã tìm được đối tượng để đổ lỗi. Kitbag, đối tác marketing online của Chelsea thường đánh giá về các hợp đồng tiềm năng và chuẩn bị trước một số hình ảnh. Họ tin tưởng 100% Robinho sẽ cập bến Stamford Bridge và đưa lên web hình ảnh áo đấu của siêu sao người Brazil. Tất cả đều lầm tưởng vì hành động này mà Real đột ngột thay đổi ý định, từ chối Chelsea và bán Robinho cho đội bóng thành Manchester.