80% bệnh nhân ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Vậy 20% còn lại từ đâu?
Sáng 1/5 sau gần một năm điều trị ung thư phổi, nghệ sĩ gạo cội Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM). Ông ra đi khi tâm nguyện viết cuốn hồi ký cuối đời vẫn còn dang dở, để lại tiếc thương cho khán giả cùng những vai diễn in sâu trong năm tháng.
Lê Bình những ngày cuối đời chống chọi bệnh tật.
Trường hợp đau lòng của nghệ sĩ Lê Bình một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm và diễn tiến của bệnh ung thư phổi nhanh khủng khiếp thế nào.
BS Lê Nguyễn Khánh Duy cho biết, ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư.
Bệnh có xu hướng di căn ngay cả trước khi có thể được phát hiện trên phim X-quang.
Có 2 loại chính của ung thư phổi là Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 10%, khi phát hiện đã cho xâm lấn và di căn xa) và Ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm 90%, phát triển qua từng giai đoạn).
92% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể sống trên 5 năm nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, khối u ung thư kích thước dưới 1 cm. Nếu đã di căn xa đến gan hoặc tuyến thượng thận thì tỉ lệ này là vô cùng thấp.
Ngoài thuốc lá thì có những nguyên nhân không ngờ gây nên bệnh ung thư phổi
Theo các chuyên gia, 80% bệnh nhân ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Tuy nhiên, ngay cả những người không hút thuốc cũng có nguy cơ bị bệnh.
Trước trường hợp Lê Bình, báo chí từng ghi nhận một nữ giáo viên 28 tuổi, không hề hút thuốc, uống rượu nhưng bàng hoàng phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
X-quang của bệnh nhân bị ung thư phổi.
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Tiểu Dương bị ung thư phổi. Ngoài yếu tố di truyền, tác động từ môi trường bên ngoài cũng là một khả năng.
TS.BS Bùi Chí Viết, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết ngoài thuốc lá, có nhiều yếu tố gây nguy cơ bệnh ung thư phổi như:
- Giới tính: Ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới. Tại các nước phương Tây, những năm gần đây tỉ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.
- Địa lý: Các nước châu Phi có tỷ lệ mắc ung thư phổi thấp hơn 5%. Tỷ lệ này khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ.
- Ô nhiễm không khí.
- Một số người làm nghề như khai khoáng, tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, khí radon cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Ung thư phổi cũng xuất hiện ở người mang các bệnh lý như lao, nhồi máu phổi, viêm phổi... Ngoài ra còn một yếu tố nguy cơ là đột biến gen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét