Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Công bố dịch Covid-19 toàn quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc và nêu 10 nhóm biện pháp phòng chống, trưa 1/4.

Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch là 23/1, khi xác định người đầu tiên mắc nCoV. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A và nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Việt Nam thực hiện 10 nhóm biện pháp ứng phó theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, như lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh; cách ly y tế; kiểm soát ra vào vùng có dịch; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế chống dịch...

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy
 

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã , tuy nhiên lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Luật này quy định cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hiện Việt Nam ghi nhận 212 bệnh nhân Covid-19, trong đó 60 người đã khỏi bao gồm 2 người ở Ninh Thuận ra viện sáng 1/4.  

Let's block ads! (Why?)

Đà Nẵng dừng hoạt động cửa hàng ăn uống bán qua mạng

Chính quyền thành phố lo ngại việc xếp hàng mua đồ ăn, thức uống mang về sẽ dẫn đến tập trung đông người, shipper có thể là nguồn lây.

Ngày 31/3, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu trong thời gian 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4, tất cả các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu tạm dừng hoạt động; các cửa hàng ăn uống bán qua mạng hoặc bán mang đi, chỉ được phép hoạt động đến 0h ngày 2/4.   

Ông Nguyễn Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, cho biết quy định trên nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

"Tình trạng xếp hàng dài mua đồ ăn, thức uống, nhất là trà sữa và cà phê tại một địa điểm không đảm bảo khoảng cách an toàn, quá ồn ào và nhiều người không đeo khẩu trang. Trong khi thức uống không phải là mặt hàng thiết yếu, có thể đi siêu thị mua về nhà tự pha", ông Bắc nói.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Bắc cũng nhận định,  có thể là nguồn lây trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bởi hàng ngày họ nhận và đi giao quá nhiều đơn hàng, tiếp xúc với rất nhiều người. 

Không khẳng định sẽ dừng hoạt động của shipper, tuy nhiên ông Bắc nói dừng hoạt động các cửa hàng ăn uống đồng nghĩa với không còn hoạt động giao đồ ăn, thức uống; còn giao hàng từ các siêu thị, chợ... vẫn diễn ra bình thường.

"Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố chiều 31/3, nhiều ý kiến cho rằng nếu không có shipper ăn uống thì người dân sẽ ra đường đi chợ nhiều hơn. Nhưng chúng tôi khuyến khích người dân chỉ đi ra chợ mua thực phẩm và về nhà chế biến, có thể đi chợ một ngày mua đồ cho vài ba ngày", ông Bắc nói thêm.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trước đó ngày 27/3, UBND TP Đà Nẵng có văn bản cho phép và khuyến khích các nhà hàng, quán cà phê, giải khát nếu có nhu cầu hoạt động thì bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi, tuyệt đối không phục vụ tại chỗ. 

Đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca mắc Covid-19, trong đó 3 người được chữa khỏi và xuất viện.

Trong 15 ngày cách ly, Đà Nẵng cho phép mở cửa dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng; bưu chính viễn thông; cấp điện, nước; hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá... vẫn mở cửa và chỉ được bán lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Do đó, ngành công thương khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm.

Let's block ads! (Why?)

Quảng Nam sẽ cách ly người về từ Hà Nội, TP HCM

Lãnh đạo Quảng Nam khuyên người dân đang ở Hà Nội, TP HCM "cố gắng ở yên tại chỗ, không về quê lúc này, nếu về sẽ bị cách ly có thu phí".

Sáng 1/4, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đã "được đặt ở mức cao hơn, phức tạp hơn, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt".

Thực hiện về "cách ly toàn xã hội", ông Cường khuyên những người quê Quảng Nam hiện đang ở các địa phương có dịch (nơi có người nhiễm nCoV) như Hà Nội, TP HCM... không về quê lúc này. 

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

"Từ 1/4 đến 15/4, trừ trường hợp đến Quảng Nam theo yêu cầu công vụ, những người khác từ nơi có dịch đến địa phương sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Họ phải trả tiền ăn trong 14 ngày, còn tiền ở được miễn phí", ông Cường nói và giải thích đây là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Theo ông, vừa qua một số người từ nơi có dịch đã đi về Quảng Nam, đơn cử 7 trường hợp khám chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tình hình này khiến dịch bệnh nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Do vậy, cùng với khuyến cáo nêu trên, Quảng Nam đã chuẩn bị cơ sở cách ly với 1.000 phòng để sẵn sàng ứng phó khi phát hiện người từ nơi có dịch đến địa phương này.

Quảng Nam yêu cầu các tổ dân phố rà soát, nếu phát hiện người từ nơi khác đến thì xác minh, phân loại và ai trong diện cách ly phải đưa đi cách ly ngay theo quy định.

"Với tư cách lãnh đạo Quảng Nam, tôi kêu gọi tất cả con em, học sinh, sinh viên ở các tỉnh, thành có dịch không về quê lúc này. Ở yên tại chỗ, trừ trường hợp cần thiết mới ra đường", ông Cường nói.

Một chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành.

Chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam tối 31/3. Ảnh: Đắc Thành.

Hiện Quảng Nam đã lập 8 chốt ở các cửa ngõ ra vào địa bàn để kiểm soát, phòng chống Covid-19. Các chốt này có nhiệm vụ kiểm soát y tế đối với người, phương tiện vào địa bàn tỉnh; xác định trường hợp nghi nhiễm nCoV và tổ chức kiểm tra y tế.

Sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly trên toàn quốc, áp dụng từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày. Cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Let's block ads! (Why?)

Giáo viên hát, nhắn học trò không ra khỏi nhà

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

Ảnh thời sự tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

CLB Đà Nẵng: 'V-League 2020 nên bỏ xuống hạng'

Chủ tịch CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng V-League 2020 cần thay đổi thể thức, chuyển sang đá một lượt và không có xuống hạng để thích ứng với Covid-19.

- Covid-19 khiến V-League bị . Theo ông, giải cần điều chỉnh gì để thích ứng?

Với diễn biến Covid-19 phức tạp như hiện tại, chúng ta đều thấy còn lâu nữa V-League mới có thể diễn ra. Như vậy, thể thức cũ - đấu lượt đi - lượt về trên sân nhà và sân khách chắc chắn không còn đủ thời gian để thực hiện. Trong buổi họp với VFF, VPF và các CLB hôm 31/3, tôi đề xuất chỉ đá một lượt và bỏ chuyện xuống hạng. Đây là cách tốt nhất.

- Vì sao lại bỏ xuống hạng?

Nhiều người nói tôi đưa ra phương án này là vì Đà Nẵng đang đứng cuối bảng, sợ xuống hạng. Nói như vậy buồn cười quá, giải mới qua được có hai vòng. Đà Nẵng cũng đâu có tệ thế, họ quên chúng tôi thể hiện thế nào trong những năm qua. Chúng tôi không sợ xuống hạng. Tôi đưa ra đề xuất như vậy vì cái chung cho bóng đá Việt Nam. Lúc này, các CLB cần đưa ra ý kiến thay vì ngồi im.

Tôi cho rằng bỏ chuyện xuống hạng mang lại hai cái lợi lớn. Thứ nhất, đá trong thời gian ngắn, cường độ cao nếu cộng thêm áp lực đua tranh xuống hạng sẽ khiến rất nhiều cầu thủ dễ dính chấn thương. Hiện tại, rất nhiều tuyển thủ đang trong giai đoạn điều trị chấn thương. Nếu thêm người người bị, sẽ khó cho HLV Park Hang-seo khi tập trung đội tuyển. Thứ hai, giải quyết vấn đề tài chính cho các CLB. Khi không áp lực xuống hạng, các đội sẽ không phải tính ngoại binh, giảm được rất nhiều vấn đề tài chính.

Chúng ta phải hiểu lên xuống hạng để làm gì? Để tăng tính cạnh tranh, chất lượng giải lên để lôi kéo khán giả, tăng tài trợ. Nhưng giờ đá không khán giả, chuẩn bị kém, doanh nghiệp khó khăn không vào tài trợ thêm, vậy lên xuống hạng không còn nhiều ý nghĩa.

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

- Nếu không có xuống hạng, Ban tổ chức sẽ xử lý sao về vé lên hạng cho các đội ở giải Hạng nhất Quốc gia?

Theo tôi, năm nay các giải dưới như hạng Nhất cũng nên giảm thời gian thi đấu. Các giải không thực sự quan trọng như hạng Nhì, hạng Ba... thì nên bỏ.

Về chuyện vé lên hạng, tôi cho rằng vẫn để xuất cho các đội hạng Nhất lên. Mùa sau chúng ta sẽ đá V-League nhiều đội hơn, 16 thay vì 14 như hiện tại chẳng hạn.

- Không thể đá đủ, không vé xuống hạng, không khán giả... Vậy tại sao các đội không huỷ luôn V-League 2020, chờ năm sau thi đấu?

Bỏ thì rất khó. Thứ nhất, năm nay vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup vẫn diễn ra. Nếu V-League không đá, cầu thủ không duy trì được phong độ để chơi tốt ở tuyển. Không có giải vô địch quốc gia, HLV Park Hang-seo lấy đâu cơ sở để chọn người. Thứ hai, khi huỷ giải, các cầu thủ sẽ không có tiền, bị ảnh hưởng đời sống rất lớn. Các CLB cũng gặp khó khăn về tài chính, không quyết toán được, không trả được quyền lợi cho các nhà tài trợ.

Chúng ta vẫn nên chuẩn bị các phương án để thi đấu. Tất nhiên, chỉ khi Covid-19 ổn, các đội mới đá trở lại.

Lâm Thoả

Let's block ads! (Why?)

Ảnh nổi bật tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)