Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ!

Hút thuốc lá không vi phạm đạo đức, sử dụng bóng cười cũng không liên quan đến nhân cách, nhưng cả hai hành vi đó đều không thể song hành với chiếc vương miện Hoa hậu.

Một nữ nghệ sĩ múa chép miệng rằng, trong số các Hoa hậu Việt Nam từ trước tới nay, chưa có ai dại như Kỳ Duyên. Chữ dại mang nghĩa vừa thương vừa trách.

Quả thật, chưa có ai dại như Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Trong số các Hoa hậu Việt Nam từ trước tới nay, chưa có ai dại như Kỳ Duyên.

Kỳ Duyên không phải Hoa hậu đầu tiên bị dính ì xèo thị phi sau khi đăng quang. Thậm chí, những ì xèo thị phi của cô cũng chẳng thấm thía gì so với giông bão nghiêng trời ngả đất mà Hoa hậu Phan Thu Ngân, Hoa hậu Hà Kiều Anh và Hoa hậu Nguyễn Ngọc Khánh phải đương đầu khi các ông chồng của họ vướng vòng lao lý, mà toàn những tội tày đình. Thị phi của Kỳ Duyên cũng chẳng phải chuyện dối trá như vụ việc chưa tốt nghiệp cấp 3 của Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung, càng chẳng phải chuyện cặp đại gia bị đánh ghen cạo trọc đầu như tin đồn khủng khiếp mà Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền dính phải. Nhưng cuối cùng, cô lại là Hoa hậu bị ghét nhất trong số 15 cô gái từng đăng quang ngôi vị danh giá Hoa hậu Việt Nam. Hẳn là chính Kỳ Duyên cũng phải hậm hực vì không hiểu được nguyên do.

Bởi vì không hiểu được nguyên do nên cô mới liên tục có những hành vi chướng mắt cộng đồng hết năm này qua năm nọ.

Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Từ khi đăng quang, Kỳ Duyên liên tục có những hành vi chướng mắt cộng đồng
Có lẽ Kỳ Duyên đang trách móc công chúng. Rằng cô hút bóng cười thì sao nào? Nó có vi phạm đạo đức nào không? Nó có làm tổn hại đến gia đình ai không? Nó có ảnh hưởng gì đến mọi người không? Xin thưa cô hút bóng cười không vi phạm đạo đức, và hình như cũng chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về hành vi này. Cô hút bóng cười chứ chẳng giật chồng, lừa đảo của ai. Nhưng ảnh hưởng đến người khác thì có đấy. Bởi đơn giản, cô không phải cô sinh viên Kỳ Duyên của trường Ngoại thương. Cô là Hoa hậu Việt Nam kia mà.
Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Kỳ Duyên, cô không phải là cô sinh viên Đại học Ngoại Thương. Cô là Hoa hậu Việt Nam kia mà.
Lẽ dĩ nhiên, đội trên đầu chiếc vương miện Hoa hậu Việt Nam không có nghĩa là cô được đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Chẳng phụ nữ Việt Nam nào có ý định nhờ cô làm đại diện cho họ. Và hẳn là cô cũng chẳng có ý định đại diện cho ai. Nhưng bất thành văn, đã đeo dải băng Hoa hậu lên người và đội chiếc vương miện hoa sen lên đầu, cô nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt. Và cũng bất thành văn, khi cô đã học thuộc lòng các câu hỏi về công dung ngôn hạnh lẫn quy chế của cuộc thi để trả bài trong màn ứng xử đã mang lại vinh quang cho cô, thì cô thừa hiểu cô phải mang trọng trách một biểu tượng về vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp tâm hồn.
Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Bất thành văn, đã đeo dải băng Hoa hậu lên người và đội chiếc vương miện hoa sen lên đầu, Kỳ Duyên nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt.

 Vẻ đẹp ấy, rất tiếc, không được bất quy tắc. Nó buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn phổ thông của đại chúng và các tiêu chuẩn căn bản của truyền thống. Nó không được phép phá cách, không được phép phá rào, không được vượt ra ngoài khuôn khổ. Bởi phá cách là sẽ có tranh cãi. Mà biểu tượng của phụ nữ Việt thì không được phép có tranh cãi. Cô có hiểu vì sao BTC Hoa hậu Việt Nam 2016 phải đưa cả yếu tố lí lịch gia đình vào chấm điểm hồ sơ thí sinh không? Chính là vì cái lẽ ấy đấy. Họ rút kinh nghiệm từ cô.

Nhưng Kỳ Duyên, cô đã làm gì khi đội lên đầu chiếc vương miện Hoa hậu? Dáng ngủ thiếu duyên trên máy bay, vô tư để mẹ khệ nệ xách đồ còn mình đi tay không. Lớn tiếng với bố qua điện thoại ở phòng tập gym, nơi có hàng trăm tai mắt nhìn mình. Đi mua dưa từ thiện, chụp ảnh post Facebook xong rồi bỏ dưa lại, leo lên taxi ra về. Hút thuốc lá. Và giờ là hút bóng cười, một loại chất kích thích thần kinh có hại cho sức khỏe được mặc định chỉ dành cho dân chơi trong quán bar.

Chuyện dáng ngủ của cô thì còn bênh được. Vì dẫu sao đó cũng chỉ là một thói quen vô thức. Dù thói quen vô thức ấy thể hiện sự thiếu rèn giũa nền nếp ý tứ trong gia đình cô. Mà người Việt truyền thống thì quan trọng chuyện lời ăn, tiếng nói, dáng đứng dáng ngồi của một cô gái lắm, nữa là một cô gái đẹp. "Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu" là vậy. Chuyện cô để mẹ xách đồ cũng vẫn bênh được. Vì mẹ nào mà chẳng thương con. Vả lại, cô mới 18 tuổi. Vừa thoát khỏi vòng tay bao bọc của cha mẹ chưa được bao lâu. Chuyện mẹ cô giành phần tay xách nách mang để con được nghỉ ngơi sau lịch làm việc dày đặc cũng là điều dễ chấp nhận. Dù con gái 18 tuổi mà để mẹ giúp mình như thế cũng là vô tư đến vô duyên.

Nhưng chuyện cô lớn tiếng với bố qua điện thoại, chuyện cô mua dưa từ thiện và đến chuyện cô hút thuốc thì không ai bênh cô được nữa. Cứ qua mỗi scandal, cô lại càng thể hiện sâu sắc hơn cái ngờ nghệch của mình. Cái ngờ nghệch có thể dễ dàng chấp nhận với một cô gái bình thường, nhưng không thể được chấp nhận với một Hoa hậu. Hoa hậu tức là đẹp cả người lẫn nết, tức là đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, các cô thí sinh Hoa hậu chả phải lúc nào cũng ra rả học thuộc lòng những điều đó sao!

Một Hoa hậu thì không thể lớn tiếng với bất kì ai, chứ không nói gì đến bố mẹ. Một Hoa hậu thì không thể đi từ thiện theo kiểu trình diễn (dù sự thực là trình diễn thì cũng không được lộ cái sự trình diễn ấy). Một Hoa hậu thì đương nhiên không được hút thuốc lá. Bởi đã nói rồi, theo tiêu chuẩn phổ thông lẫn tiêu chuẩn truyền thống của người Việt thì phụ nữ hút thuốc lá là hình ảnh rất xấu. Nếu cô có thắc mắc vì sao việc cô hút thuốc lại bị dư luận ném đã dữ dội đến thế, thì cô lại phải nhớ lại những bài học thuộc lòng ra rả hồi làm thí sinh hoa hậu năm 2014 thôi. Pháp luật không cấm phụ nữ hút thuốc, quy chế Hoa hậu không cấm Hoa hậu hút thuốc. Nhưng có những quy định không văn tự có sức mạnh lớn hơn rất nhiều mọi quy định bằng văn bản. Đấy là định kiến của xã hội. Cô là Hoa hậu, cô không có quyền phá vỡ định kiến ấy. Còn nếu muốn phá vỡ, dễ thôi, cô hãy bỏ chiếc vương miện trên đầu xuống.

Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Nếu muốn phá vỡ các nguyên tắc, dễ thôi, cô hãy bỏ chiếc vương miện trên đầu xuống.
Nếu Kỳ Duyên không phải Hoa hậu, việc cô hút thuốc có khi sẽ được khen là quyến rũ, là ma mị, là mê hoặc. Nếu Kỳ Duyên không phải Hoa hậu, việc cô hút bóng cười cũng chẳng mấy ai quan tâm. Nhưng bởi vì cô là Hoa hậu, nên cô không được làm những điều mà một cô gái Việt Nam có giáo dục, có nền nếp truyền thống không được làm.

Kỳ Duyên, cô có hiểu những điều ấy không? Cô hiểu mà cô vẫn bất chấp, sống theo cá tính, sở thích của mình? Hay cô không hiểu nên mới đi hết từ sai lần này tới sai lầm khác? Nếu cô bất chấp, thì cô khư khư giữ cái vương miện để làm gì? Thậm chí BTC Hoa hậu Việt Nam dọa đòi, cô còn tuyên bố sẽ không trả kia mà. Chiếc vương miện ấy thực là chỉ làm hại cô thêm thôi. Chứ đâu có giúp được cô, ngay cả khi cô muốn đi theo hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Có lẽ, giống nữ nghệ sĩ múa nổi tiếng kia, nhiều người tin cô không hiểu. Nhiều người tin cô dại dột và ngờ nghệch. Dại và ngờ đến mức không biết nên làm gì và không nên làm gì ở nơi công cộng. Cô còn dại và ngờ hơn cả Ngọc Trinh. Nhưng Ngọc Trinh dễ thương nên không bị ghét. Ngọc Trinh lại rất biết "làm hàng", điều mà bất kì một người của công chúng nào cũng phải nắm rõ như đường kẻ chỉ bàn tay.

Không thể vừa đội vương miện vừa hút thuốc lá vừa hít bóng cười được, Kỳ Duyên ạ! Tiền đã cầm, hiện vật đã nhận, nhưng Kỳ Duyên đã làm gì với chiếc vương miện của mình?
Khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam năm 2014, phần thưởng mà Kỳ Duyên nhận được là 300 triệu đồng tiền mặt và 200 triệu đồng hiện vật. Con số 500 triệu ấy chắc chắn không phải là số tiền định giá một nhan sắc. Nó là số tiền trả cho cô gái đội vương miện để cô gái ấy giúp cái vương miện đó tỏa sáng trong tối thiểu 2 năm đương nhiệm và (nếu được) mãi mãi sau này. Tiền đã cầm, hiện vật đã nhận, nhưng Kỳ Duyên đã làm gì với chiếc vương miện của mình? Cô có quyền được sống là chính mình. Cô có quyền được sống đúng với sở thích, mong muốn, cá tính, nhu cầu của mình. Nhưng trước hết, cô phải làm tròn trách nhiệm với tổ chức mà cô đã được lợi lộc từ họ, và sau đó là trách nhiệm với xã hội với tư cách là người của công chúng.

Không có bữa tiệc nào miễn phí cả. Cô muốn cái này thì phải đánh đổi cái khtríác. Giờ đã đến lúc cô phải lựa chọn, một bên là hào quang của vương miện, một bên là được làm chính mình. Mà đã 3 năm trôi qua, với bao sóng gió thị phi, chiếc vương miện có còn nặng với cô không

Let's block ads! (Why?)



new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét