Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

De Jong và nụ cười trong trẻo ở trận Kinh điển

Hôm nay, Frenkie de Jong sẽ đá trận El Clasico đầu tiên trong đời, nhưng anh đã là hung thần của Real Madrid từ mùa trước. 

* Real - Barca: 3h thứ Hai 2/3, giờ Hà Nội. 

Năm ngoái, ở vòng 1/8 . Trận lượt về tại Bernabeu, đội bóng Hà Lan thậm chí còn hạ nhục nhà đương kim vô địch bằng thắng lợi 4-1. De Jong là nhạc trưởng của Ajax trong thắng lợi vẻ vang ấy, để rồi thành tích tuyệt vời của đội tại đấu trường này đã chắp cánh cho anh sang Barca. Một giấc mơ của chàng trai trẻ đã thành hiện thực.

De Jong là nguồn cảm hứng lớn giúp Ajax đánh bại Real ở vòng 1/8 Champions League mùa trước. Ảnh: Reuters. 

De Jong là nguồn cảm hứng lớn giúp Ajax đánh bại Real ở vòng 1/8 Champions League mùa trước. Ảnh: Reuters

Mỗi buổi sáng, khi bước chân qua cổng sân tập Ciutat Esportiva Joan Gamper của Barcelona, De Jong đều vui vẻ mỉm cười, nụ cười của một người đang dạo bước trên mấy. Anh nói với Simon Kuper, phóng viên của tờ Financial Times: "Đây là cuộc sống mà tôi luôn mong muốn, và tưởng tượng. Ở Barcelona, thời tiết thật tuyệt, các buổi tập thì cực vui. Tôi trân trọng mỗi ngày được đứng cùng sân tập với những cầu thủ tuyệt vời này. Thật phi thường", De Jong nói. Và nụ cười của anh - theo Kuper mô tả - đã thắp sáng cả căn phòng mà họ đang ngồi, dù căn phòng... không có cửa sổ.

Chỉ một năm, De Jong đã tiến một bước dài. Từ chỗ là trụ cột của Ajax, anh trở thành trụ cột của Barca. Mùa này, không cầu thủ nào của Barca, không tính thủ môn Ter Stegen, chơi nhiều hơn tiền vệ 22 tuổi người Hà Lan. Và tối nay, anh hy vọng sẽ góp mặt trong trận El Clasico đầu tiên. Một trận đấu đặc biệt, hơn mọi trận đấu trên đời, một trận đấu có thể định đoạt chức vô địch La Liga vào cuối mùa.

Nếu như bạn chọn một cầu thủ có thể làm những điều điên rồ và mạo hiểm, mà vẫn ngầu bên phía Barca, De Jong là một cái tên không thể bỏ qua. Ngay từ khi còn là một đứa bé chơi bóng trên sân trường, De Jong đã thích mạo hiểm. Cậu thích giữ bóng, thoát truy cản ngay trước khung thành nhà, và thường làm được. Trong lúc các bạn đồng trang lứa đều xí những số áo đẹp, De Jong thì "áo nào cũng được". Trước khi Johan Cruyff nổi tiếng với chiếc áo số 14, có cầu thủ nào thích con số ấy đâu?

Kỹ năng của De Jong

De Jong sinh ra trong một ngôi làng ở miền nam Hà Lan, tên gọi Arkel. Cha mẹ đặt cho anh cái tên Frenkie là vì mê ban nhạc Anh Frenkie Goes to Hollywood. Bên cạnh nhạc, gia đình của De Jong tất nhiên cũng mê bóng đá. Ngôi mộ của ông nội còn khắc cả một cái... còi của trọng tài. Tài năng của De Jong phát lộ từ sớm, và cậu bé được tuyển trạch viên của CLB Willem II mời về tập.

Như mọi đứa trẻ Hà Lan, cậu cũng mơ một ngày được khoác áo Barca - CLB của Cruyff, cầu thủ vĩ đại nhất Hà Lan. Trong một tấm ảnh trên Instagram vào năm 2015, chàng thanh niên 18 tuổi De Jong và người bạn gái mỉm cười rất tươi trên khán đài sân Camp Nou. Họ khi ấy chỉ là hai khách du lịch tới đây, mua vé và vào sân xem trận đấu. De Jong nhớ lại: "Tôi nghĩ lúc ấy mình đang trong biên chế Willem II và chuẩn bị sang Ajax để đá cho đội trẻ. Hình như tôi vừa học xong phổ thông thì phải. Chúng tôi đến Barcelona chơi vào cuối tuần, và biết Barca chuẩn bị có một trận đấu trên sân nhà. Khi ấy, tôi đã hy vọng: bốn năm nữa, mình sẽ chơi bóng ở đây".

Sau bốn năm, từ chỗ là khách du lịch đến thăm quan sân Nou Camp, De Jong và bạn gái Mikky trở lại đây, khi tiền vệ người Hà Lan đầu quân cho Barca. 

Sau bốn năm, từ chỗ là khách du lịch đến thăm quan sân Nou Camp, De Jong và bạn gái Mikky trở lại đây, khi tiền vệ người Hà Lan đầu quân cho Barca. 

Ước thì ước thế thôi, vì hàng vạn cầu thủ Hà Lan cũng đều mong như thế. Thậm chí không nói ra, nhưng chính De Jong cũng không dám tin là anh sẽ đạt được nguyện ước. Ngày ấy, De Jong còn không tìm được vị trí nơi đội một của Willem II. Các HLV đánh giá rất cao kỹ năng dốc bóng và chuyền bóng của cậu, nhưng thói quen mạo hiểm mọi lúc mọi nơi làm họ lo sợ.

Cựu HLV Ajax, Peter Bosz, kể với hai nhà báo Michiel de Hoog và Pieter Zwart về thời gian De Jong còn đá cho đội dự bị của Ajax. Hôm ấy, đội dự bị đá tập với đội một và De Jong xuất phát ở vị trí trung vệ. Sau khi nhận bóng từ thủ môn của mình, anh dốc bóng vượt qua ba, bốn cầu thủ tấn công của đội một rồi mới chịu chuyền đi.

Peter Bosz đã dặn trước đó với tất cả: phải chơi như thể đấy là một trận đấu nghiêm túc, chứ không phải đá tập. Vậy mà De Jong vẫn thích dốc bóng kiểu ấy. Và ông đã gầm lên: "Mẹ kiếp, Frenk. Cậu không được phép làm thế trong một trận đấu".

De Jong chỉ ngơ ngác hỏi lại: "Tại sao không ạ?"

Hôm ấy De Jong ít ra còn... thảo luận. Nhiều lần được HLV giáo huấn về việc bớt mạo hiểm lại, anh đều gật đầu rồi... vào trận vẫn lừa bóng tỉnh bơ. Đấy là vì anh luôn cảm thấy rất vui khi được chơi bóng. Hãy theo dõi kỹ De Jong trong các trận đấu, khi lừa bóng qua một đối thủ, anh thỉnh thoảng lại nở một nụ cười, và có đôi khi là... cười thành tiếng. "Vì tôi thấy chơi bóng thật vui", anh nói.

Chơi bóng thật vui. Câu nói giản dị ấy phải chăng là lý do mọi cầu thủ đến với bóng đá ngay từ đầu đó sao? Chẳng phải chúng ta yêu mến những Ronaldo "người ngoài hành tinh", Ronaldinho, Kaka, Paul Gascoigne... vì cách họ chơi bóng ánh lên niềm vui đó sao?

De Jong nói: "Mỗi lần về lại Hà Lan thăm em trai và bè bạn, chúng tôi đều chơi bóng. Khi tôi về nhà và có những trận đấu hay trên TV, tôi đều muốn ngồi xem cho hết. Tôi thích nói chuyện về bóng đá. Nhưng thích nhất vẫn là được chơi bóng. Và tôi nghĩ khi người ta xem tôi chơi bóng, họ sẽ thấy rõ là tôi rất vui. Tôi luôn có niềm tin vào cách chơi bóng của mình. Và những người quan trọng nhất với tôi – gia đình, bằng hữu, bạn gái, đại diện - đều nhấn mạnh: hãy luôn vui như thế".

Đến hè 2018, De Jong vẫn chưa phải là cầu thủ chính thức của Ajax, ở một giải Hà Lan bị xem là hạng Nhì của châu Âu. Anh phải xem World Cup qua truyền hình. Và có lẽ chưa một khán giả nào bên ngoài biên giới Hà Lan nghe đến tên anh, trừ những người chơi trò Football Manager. Nhưng chỉ sau một trận đấu ở Paris, mọi thứ vụt thay đổi.

Ngày 9/9/2018, De Jong lần đầu tiên đá trọn vẹn một trận cho đội tuyển quốc gia, đối thủ là nhà vô địch thế giới Pháp. Nghe có vẻ long trọng, vậy liệu anh có bớt mạo hiểm không? Anh nói: "Tôi được gọi lên tuyển vì lối chơi mà mình đã luôn duy trì suốt từ khi còn bé. Vậy tại sao khi đã có mặt trên tuyển, mình lại thay đổi chỉ vì không muốn phạm sai lầm?".

Và thế là tại Paris, De Jong đã chơi bóng theo kiểu của De Jong: nhận bóng, xoay một vòng loại đối thủ đầu tiên, lôi kéo vài đối thủ lao đến mình và ở giây cuối cùng, khi ngỡ như chuẩn bị mất bóng, anh chuyền bóng đúng vào vị trí mà đối thủ vừa lao lên để tranh cướp. Tiền đạo Antoine Griezmann gọi De Jong là đối thủ giỏi nhất mà anh từng đối mặt. Griezmann nói: "Tôi luôn cố gây sức ép lên cậu ấy, nhưng chẳng có tác dụng gì".

De Jong từng khiến các nhà vô địch thế giới Pháp vất vả trong trận đấu tại Paris hôm 9/9/2018. Ảnh: Reuters.

De Jong từng khiến các nhà vô địch thế giới Pháp vất vả trong trận đấu tại Paris hôm 9/9/2018. Ảnh: Reuters.

Và sau cái đêm Paris ấy, không một ai dám tưởng tượng đến đội tuyển Hà Lan không có De Jong nữa. Trong suốt nhiều năm trời, Hà Lan chơi thứ bóng đá an toàn đến tẻ nhạt với vô số những đường chuyền ngang để giữ bóng. De Jong bỗng khiến bóng đá Hà Lan khó lường và tốc độ trở lại.

Cựu tiền vệ Hà Lan Eljero Elia nói: "Cậu ấy sử dụng những động tác mà chỉ những tiền vệ cánh mới làm: dốc bóng, di chuyển cắt mặt đối phương, giữ bóng vừa đủ để đồng đội lao lên và mình sẽ nhiều quân số hơn đối thủ. Tôi chưa từng thấy ai chơi bóng như Frenkie de Jong."

Là một cầu thủ giữ bóng xuất sắc, nhưng De Jong cũng là một tiền vệ đoạt bóng cũng hay không kém. Anh luôn phán đoán cực kỳ chính xác vị trí bóng sẽ rơi, can thiệp với đôi chân nhẹ hẫng, canh thời gian thật chuẩn... như một tên móc túi.

Mùa trước, anh là hạt nhân của một Ajax trẻ trung nhưng chơi thứ bóng đá tuyệt hảo làm đắm say tất cả giới mộ điệu. Họ chỉ cách trận chung kết Champions League có vài giây, khi bàn thắng ở phút bù giờ thứ 5 của Lucas Moura đã chấm dứt một giấc mơ hoang đường. Các chàng trai của Ajax đã khóc rất nhiều đêm ấy.

Man City, PSG và Barca lập tức lao vào tranh chữ ký của De Jong. Cả ba đội bóng này đều tin: chỉ có những kẻ dám mạo hiểm dốc bóng như De Jong mới có thể mở khóa được những hàng thủ kiên cố của bóng đá hiện đại, và De Jong rõ ràng là cầu thủ của tương lai.

De Jong đã suy nghĩ rất nhiều về đề nghị của ba CLB nêu trên, vì anh lo sẽ không được đá chính thường xuyên ở Barca. Chủ tịch Josep Maria Bartomeu của Barca nhớ về cuộc trò chuyện đầu tiên với De Jong. Chàng trai này nói: "Tôi muốn được tận hưởng cuộc sống với bạn gái của mình, và được chơi bóng".

Rồi ngài Chủ tịch khuyên: "Nếu cậu muốn tìm một HLV giỏi, hãy sang đội của Pep Guardiola. Nhưng ngày Pep rời Man City, tôi không biết ai sẽ là HLV tiếp theo và họ có thích cậu không. Nếu cậu thích tiền, hãy sang PSG. Cậu sẽ thành tỷ phú. Nhưng nếu muốn tận hưởng cuộc sống của mình trong 12 hay 14 năm tới, hãy đến Barcelona".

Cuối cùng, De Jong đã làm cái điều mà anh vẫn hay làm: mạo hiểm sang Barca. Khi còn là một học sinh, cậu vẫn xem Lionel Messi và Sergio Busquets chơi bóng trên TV. Giờ thì cậu tập luyện và thi đấu với họ. Cậu còn được xem là truyền nhân của Busquets ở vị trí tiền vệ mỏ neo. Nhưng trước mắt, họ đang cùng nhau thi đấu trên sân. Busquets đã chào đón De Jong bằng việc đặt nhà hàng xịn cho cậu đi ăn cùng bạn gái.

De Jong đang có khởi đầu tuyệt vời tại Barca. Cậu cũng thích đi ra ngoài, cư dân ở đây dành cho cậu sự riêng tư mong muốn. Trên sân cỏ, cậu làm các CĐV rất hài lòng. Bề ngoài của cậu khá giống Cruyff: người dài, chân ngắn, đầu thẳng, cân bằng cơ thể hoàn hảo, tăng tốc cực nhanh và có những đường chuyền ít ai ngờ đến.

Vấn đề là Busquets chưa cần một truyền nhân, vì anh vẫn đang chơi quá tốt. Và thế nên De Jong, một người sinh ra để chơi bóng phía dưới, giờ phải dâng nhiều hơn ở phía trên. Và anh đang cố thích nghi, miễn được ra sân chơi bóng. Anh nói: "Đá ở trên thì không gian sẽ nhỏ lại. Nên tôi đang xem nhiều video hơn, cố đọc các tình huống, luyện tập, luyện tập và luyện tập".

De Jong từng dự trận El Clasico ở lượt đi mùa này hôm 18/12/2019, nhưng khi đó, anh và Barca bị Real cầm hoà 0-0 tại Nou Camp. 

De Jong từng dự trận El Clasico ở lượt đi mùa này hôm 18/12/2019, nhưng khi đó, anh và Barca bị Real cầm hoà 0-0 tại Nou Camp. 

Có một điều De Jong cần cải thiện, là khả năng ghi bàn. Vì ngay khi đã vào vị trí sút rồi mà cậu vẫn còn mải mê lừa bóng, hoặc thích chuyền nhiều hơn. Người ta cứ hỏi: "Bao giờ thì cậu sút". Và De Jong luôn tự nhủ: "Trận sau vậy". Nhưng có bóng thì anh lại... lừa hoặc chuyền đi.

El Clasico đầu tiên là một dịp tốt để sút ngay khi có thể, đúng không Frenkie?

Hoài Thương tổng hợp 

Let's block ads! (Why?)

Công Phượng vs Quang Hải: Đẳng cấp có là vĩnh viễn?

CLB Hà Nội, CLB TP.HCM, Quang Hải và Công Phượng đều có lý do để nhận về mình hai chữ "đẳng cấp". Song đáng tiếc, một trận đấu không thể có đến hai người chiến thắng.

Trận Siêu cúp quốc gia chiều nay trên sân Thống Nhất, dù cho CLB TP.HCM là đội chủ nhà, song CLB Hà Nội mới là đội bóng khiến bóng đá Việt Nam phải ngưỡng mộ, không chỉ với Quang Hải và hàng loạt tuyển thủ quốc gia trong đội hình, mà họ còn là nhà đương kim vô địch cả V.League lẫn Cúp Quốc gia Việt Nam.

Dù đã từng có giai đoạn phải chật vật với sự vươn lên mạnh mẽ của CLB TP.HCM ở mùa giải trước, song rốt cuộc ở V.League 2019, CLB Hà Nội cũng thêm lần "đánh đích sớm", khiến cả làng bóng đá Việt Nam phải ngao ngán với sức mạnh vượt trội của mình. Bên cạnh đó là thành tích vào đến bán kết AFC Cup 2019 bằng sự chững chạc đáng ngạc nhiên ở đấu trường châu lục cấp CLB này.

Công Phượng vs Quang Hải: Đẳng cấp có là vĩnh viễn?-1
CLB Hà Nội chưa thực sự "nóng máy"?

Song với hai trận giao hữu đầu mùa với CLB Viettel đều kết thúc với tỷ số hòa, đội bóng thủ đô đang cho thấy mình chưa "nóng máy" trong cuộc đua ở mùa giải mới. Mất Văn Hậu, hàng loạt hảo thủ phải chinh chiến trên các đấu trường cùng đội tuyển cùng "kỳ nghỉ dài" trước ngày khai màn V.League khiến CLB Hà Nội chưa thể trở lại hình ảnh "đáng sợ" của chính mình mùa giải trước.

Dù vẫn là ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam, song với chấn thương có phần dai dẳng của mình, Quang Hải đang trải qua giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp. Mới đây nhất, tiền vệ người Đông Anh này phải tập riêng cùng Đình Trọng ở buổi tập chuẩn bị cho cuộc đối đầu với "Messi Việt Nam" Công Phượng trên sân Thống Nhất chiều nay.

Trái ngược với Quang Hải, Công Phượng đang có được phong độ cực kỳ ấn tượng trong màu áo CLB mà "thầy cũ" Hữu Thắng đang sắm vai chủ tịch với hai bàn thắng trong hai trận đấu ở AFC Cup 2020, sau một năm khởi đầu "như mơ" với 2 bàn thắng ở Asian Cup 2019, song kết thúc trong bẽ bàng với chuỗi ngày dài dằng dặc sắm vai "người thừa" trên đất Hàn Quốc, cũng như châu Âu.


“Ronaldo Việt” dọn cỗ cho Công Phượng tỏa sáng ở AFC Cup.

Song ở cả hai trận đấu trên đấu trường AFC Cup, những đội bóng mà Công Phượng phải đối đầu và tỏa sáng đều là những "bài toán dễ". Trong khi đó, Quang Hải và CLB Hà Nội mới là đối thủ đủ sức nặng để là "bài test" quan trong với cả tiền đạo người Nghệ An, cũng như đội bóng của chủ tịch Hữu Thắng. Đối mặt với hàng thủ dạn dày kinh nghiệm của đội bóng thủ đô, sự nguy hiểm của bộ đôi "Ronalo Việt Nam" và "Messi Việt Nam" mới là thứ thực sự cần được kiểm chứng về đẳng cấp.

Tương tự, đây cũng sẽ là "bài kiểm tra" thực sự với HLV Chung Hae-seong và các học trò. Mùa giải trước, ở giai đoạn "hụt hơi", ông thầy người Hàn Quốc từng bóng gió nhắc đến sự bất công mà đội bóng của ông phải gánh chịu khi đối đầu với CLB Hà Nội trên đấu trường V.League. Giờ đây, trong cuộc đấu "tay đôi" thực sự, họ có cơ hội để chứng minh đẳng cấp thực sự của mình ở bóng đá Việt Nam.

Trận đấu tranh Siêu cúp Việt Nam chiều nay không còn đơn thuần là trận đấu chuẩn bị cho một mùa giải mới đầy thử thách, mà còn thực sự là cuộc đấu tranh đẳng cấp của CLB Hà Nội, CLB TP.HCM, cũng như sự khởi đầu cho con đường tìm lại đẳng cấp chính mình của Quang Hải và Công Phượng. Ai chiến thắng, rất có thể sẽ mở ra "con đường bá vương" thực sự của mình.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/3ckNs0v

Let's block ads! (Why?)



new action movies 2016 - new horror movies 2016 - new sci fi movies 2016 - new comedy movies 2016 - new martial arts movies - new drama movies - new adventure movies - new romance movies 2016

Công Phượng vs Quang Hải: Đẳng cấp có là vĩnh viễn?

CLB Hà Nội, CLB TP.HCM, Quang Hải và Công Phượng đều có lý do để nhận về mình hai chữ "đẳng cấp". Song đáng tiếc, một trận đấu không thể có đến hai người chiến thắng.

Trận Siêu cúp quốc gia chiều nay trên sân Thống Nhất, dù cho CLB TP.HCM là đội chủ nhà, song CLB Hà Nội mới là đội bóng khiến bóng đá Việt Nam phải ngưỡng mộ, không chỉ với Quang Hải và hàng loạt tuyển thủ quốc gia trong đội hình, mà họ còn là nhà đương kim vô địch cả V.League lẫn Cúp Quốc gia Việt Nam.

Dù đã từng có giai đoạn phải chật vật với sự vươn lên mạnh mẽ của CLB TP.HCM ở mùa giải trước, song rốt cuộc ở V.League 2019, CLB Hà Nội cũng thêm lần "đánh đích sớm", khiến cả làng bóng đá Việt Nam phải ngao ngán với sức mạnh vượt trội của mình. Bên cạnh đó là thành tích vào đến bán kết AFC Cup 2019 bằng sự chững chạc đáng ngạc nhiên ở đấu trường châu lục cấp CLB này.

Công Phượng vs Quang Hải: Đẳng cấp có là vĩnh viễn?-1
CLB Hà Nội chưa thực sự "nóng máy"?

Song với hai trận giao hữu đầu mùa với CLB Viettel đều kết thúc với tỷ số hòa, đội bóng thủ đô đang cho thấy mình chưa "nóng máy" trong cuộc đua ở mùa giải mới. Mất Văn Hậu, hàng loạt hảo thủ phải chinh chiến trên các đấu trường cùng đội tuyển cùng "kỳ nghỉ dài" trước ngày khai màn V.League khiến CLB Hà Nội chưa thể trở lại hình ảnh "đáng sợ" của chính mình mùa giải trước.

Dù vẫn là ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam, song với chấn thương có phần dai dẳng của mình, Quang Hải đang trải qua giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp. Mới đây nhất, tiền vệ người Đông Anh này phải tập riêng cùng Đình Trọng ở buổi tập chuẩn bị cho cuộc đối đầu với "Messi Việt Nam" Công Phượng trên sân Thống Nhất chiều nay.

Trái ngược với Quang Hải, Công Phượng đang có được phong độ cực kỳ ấn tượng trong màu áo CLB mà "thầy cũ" Hữu Thắng đang sắm vai chủ tịch với hai bàn thắng trong hai trận đấu ở AFC Cup 2020, sau một năm khởi đầu "như mơ" với 2 bàn thắng ở Asian Cup 2019, song kết thúc trong bẽ bàng với chuỗi ngày dài dằng dặc sắm vai "người thừa" trên đất Hàn Quốc, cũng như châu Âu.


“Ronaldo Việt” dọn cỗ cho Công Phượng tỏa sáng ở AFC Cup.

Song ở cả hai trận đấu trên đấu trường AFC Cup, những đội bóng mà Công Phượng phải đối đầu và tỏa sáng đều là những "bài toán dễ". Trong khi đó, Quang Hải và CLB Hà Nội mới là đối thủ đủ sức nặng để là "bài test" quan trong với cả tiền đạo người Nghệ An, cũng như đội bóng của chủ tịch Hữu Thắng. Đối mặt với hàng thủ dạn dày kinh nghiệm của đội bóng thủ đô, sự nguy hiểm của bộ đôi "Ronalo Việt Nam" và "Messi Việt Nam" mới là thứ thực sự cần được kiểm chứng về đẳng cấp.

Tương tự, đây cũng sẽ là "bài kiểm tra" thực sự với HLV Chung Hae-seong và các học trò. Mùa giải trước, ở giai đoạn "hụt hơi", ông thầy người Hàn Quốc từng bóng gió nhắc đến sự bất công mà đội bóng của ông phải gánh chịu khi đối đầu với CLB Hà Nội trên đấu trường V.League. Giờ đây, trong cuộc đấu "tay đôi" thực sự, họ có cơ hội để chứng minh đẳng cấp thực sự của mình ở bóng đá Việt Nam.

Trận đấu tranh Siêu cúp Việt Nam chiều nay không còn đơn thuần là trận đấu chuẩn bị cho một mùa giải mới đầy thử thách, mà còn thực sự là cuộc đấu tranh đẳng cấp của CLB Hà Nội, CLB TP.HCM, cũng như sự khởi đầu cho con đường tìm lại đẳng cấp chính mình của Quang Hải và Công Phượng. Ai chiến thắng, rất có thể sẽ mở ra "con đường bá vương" thực sự của mình.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/3ckNs0v

Let's block ads! (Why?)

Sự điềm tĩnh của Toni Kroos

Ở tuổi 30, Toni Kroos đã nếm trải mọi vinh quang của đời cầu thủ, nhờ nguyên tắc mà anh trung thành tuyệt đối: không làm điều gì một cách vội vã. 

*Real - Barca: 3h thứ Hai 2/3, giờ Hà Nội.

Khi ngồi chờ Toni Kroos để phỏng vấn riêng cho tờ The Athletic, ký giả Raphael Honigstein được chứng kiến "khoảnh khắc Toni Kroos" nhất có thể từ... trước khi Kroos đến. Cầu thủ người Đức gửi tin nhắn để xin lỗi và thông báo "sẽ đến muộn 11 phút".

Chỉ một tin nhắn thôi nhưng đủ nói lên tất cả: sự quan tâm của người Đức với việc đúng hẹn, phép lịch sự và sự chính xác. Kroos báo anh sẽ tới "trong 11 phút" chứ không phải 10 hay 15 phút. Và trên tất cả, đó là sự khoan thai. Anh lấy làm tiếc khi phóng viên sẽ phải đợi, nhưng không còn cách nào khác. Sự nghiệp thành công hơn bất kỳ cầu thủ Đức đương đại nào của Kroos cũng được xây dựng trên nguyên tắc: Không làm điều gì một cách vội vã.

Kroos đang trong năm sáu liên tiếp phụng sự Real Madrid. Ảnh: Reuters.

Kroos đang trong năm sáu liên tiếp phụng sự Real Madrid. Ảnh: Reuters.

Sự bình tĩnh mà cầu thủ 30 tuổi thể hiện trên sân nhanh chóng được thể hiện ở ngoài đời. Trong bữa trưa tại một khách sạn ở ngoại ô Madrid với Honigstein, những cử chỉ của Kroos cho thấy anh là một người thư thái, tự tin cao vào khả năng của bản thân và đội bóng trong việc khép lại mùa giải một cách thành công. Sau mùa giải thảm họa 2018-2019 với con số 0 về danh hiệu và hai HLV bị sa thải, Real dường như đã trở lại đúng đường dưới trướng Zinedine Zidane dù không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Kroos nói: "Rất nhiều người trong chúng tôi đã không chơi thứ bóng đá tốt nhất ở mùa giải trước. Sau ba chức vô địch Champions League liên tiếp, bạn có lẽ sẽ đánh mất phần nào sự sắc bén và chúng tôi còn phải mất thời gian để làm quen với việc không có 40, 50 bàn thắng mà Cristiano Ronaldo đảm bảo mỗi mùa. Nhưng tại Real, điều này là không thể chấp nhận. Khi chúng tôi bị Ajax loại khỏi vòng 1/8 mùa trước, nhiều người tin đó là dấu chấm hết cho tập thể này. Chúng tôi bị xem là những gã hết thời, nhưng điều này lại trở thành động lực, giúp chúng tôi khát khao thể hiện mình hơn, để chứng tỏ họ đã sai đến nhường nào".

"Chuyện này làm tôi nhớ tới cách người ta nhìn về Roger Federer. Khi anh ấy 34 tuổi, ai cũng chắc nịch rằng đã đến lúc Roger về vườn. Để rồi ở tuổi 36, anh ấy vẫn cứ chơi như thể mới 28 tuổi. Bạn không thể đánh mất những phẩm chất vốn có, và chúng tôi cũng chưa già đến như vậy", tiền vệ người Đức nói thêm. 

Mùa trước cũng là lần đầu tiên kể từ khi chuyển tới sân Bernabeu từ Bayern Munich năm 2014, Kroos tự cảm nhận sự phẫn nộ trên các khán đài khi kết quả trên sân ngày một tệ đi. Anh kể: "Madrid có những CĐV giàu cảm xúc và đòi hỏi rất cao. Họ chỉ có hai thái cực: hoặc là lâng lâng trên chín tầng mây, hoặc cảm thấy như đang ở địa ngục. Tôi không như vậy. Cảm xúc của tôi luôn được giữ ở mức trung dung. Tôi tránh xa cả báo giấy lẫn trên mạng, nhưng dĩ nhiên, bạn không thể không cảm nhận được đội bóng đang bất ổn khi những kết quả tồi tệ cứ liên tục tới".

"Chủ tịch Perez luôn rất thoải mái khi làm việc chúng tôi. Có mất bình tĩnh cũng chẳng được lợi gì. Điều quan trọng là bạn phải làm việc chăm chỉ và giữ bình tĩnh. Nói thì dễ hơn làm, nhất là khi ở tình thế ngặt nghèo. Nhưng may thay, tôi lại được trời ban món quà là không bao giờ biết lo lắng. Tôi luôn tin chắc rằng chúng tôi vẫn còn khả năng chơi bóng và sẽ sớm trở lại đẳng cấp vốn có".

Niềm tin của CLB và Chủ tịch Perez tiếp thêm động lực để Kroos thăng hoa trở lại. Ảnh: RMFC. 

Niềm tin của CLB và Chủ tịch Perez tiếp thêm động lực để Kroos thăng hoa trở lại. Ảnh: RMFC

Kroos không quên nhắc tới niềm tin từ phía Real khi CLB gia hạn hợp đồng với anh vào tháng 5/2019, kéo dài tới 2023. Anh nói: "Trước khi tới đây, tôi cứ nghĩ mình sẽ gia nhập một 'Dải ngân hà' tàn nhẫn để rồi nhận ra mình đã nhầm. Mọi người ở đây, từ Chủ tịch cho tới các nhân viên đều rất tình cảm. Những cuộc gặp gỡ luôn có rất nhiều những cái ôm, điều tôi không bắt gặp ở Đức. Có thể đó là tính cách của người Tây Ban Nha, song thực tế tôi luôn có cảm giác thoải mái với mọi người ở đây".

Nhằm tránh những vấn đề thể lực từng hạn chế màn thể hiện trong mùa giải 2018-2019, Kroos đã dành thời gian trước mùa giải mới để tập luyện thêm. Nhưng theo Kroos, lý do quan trọng nhất cho sự hồi sinh của anh và đội bóng – vốn là hai đường song song – chính là cái đầu lạnh của Zidane, vị HLV tái xuất sau gần một năm chia tay Real.

"Zidane nói với chúng tôi 'Cứ bình tĩnh và tin vào khả năng của mình. Mọi ngôi sao Real Madrid, trong lịch sử, đều từng bị la ó tại chính SVĐ này, nhưng chỉ những người thực sự vĩ đại mới giành lại được tình yêu từ các khán đài'. Lợi thế lớn nhất của Zizou là ông ấy đã trải qua tất cả ở đây khi còn là cầu thủ. Bạn tin vào điều ông ấy nói. Zizou biết cách dẫn dắt đội bóng và tỏa ra một vầng hào quang của sự bình tĩnh. Nó lan tỏa tới chúng tôi. Không phải Zizou không thúc đẩy chúng tôi trên sân tập, nhưng điều quan trọng nhất là niềm tin mãnh liệt mà ông ấy dành cho cầu thủ. Nếu bạn làm việc chăm chỉ và đúng cách, thành công sẽ tự khắc tới nhờ vào khả năng của bạn. Tới bây giờ, Zizou đã đúng".

Chia sẻ của Kroos cho thấy ẩn đằng sau vẻ ngoài bí ẩn trước công chúng của Zidane là một nhà cầm quân siêu đẳng.

Tiền vệ người Đức nói thêm: "Zizou quản phòng thay đồ nhờ cái uy bẩm sinh. Chẳng có gì là gượng ép cả. Điều này rất quan trọng, nhất là ở một đội bóng tầm cỡ như Real. Bạn cần có sự ủng hộ của các cầu thủ. Ai cũng cần cảm thấy có giá trị và là một phần của tập thể. Đây là điều không dễ dàng bởi sẽ có những cầu thủ ra sân nhiều hơn người khác, nhưng Zizou làm điều này cực giỏi".

Từ trước khi chuyển tới Madrid, lối chơi của Kroos đã được định hình. Trong nhiều năm, những người đồng hương nhìn vào lối chơi tập trung vào những đường chuyền đều như máy nhịp của Kroos và ... không hiểu để làm gì. Sinh ra tại một vùng thưa dân ở Đông Bắc nước Đức – nơi bóng đá chỉ là thứ yếu – Kroos không phải dạng tiền vệ máu lửa như Michael Ballack, Lothar Matthaus và Stefan Effenberg, cũng chẳng phải mẫu cầu thủ sáng tạo mang tới những khoảnh khắc ma thuật.

Kroos xem Zidane và Guardiola là hai HLV ảnh hưởng nhiều nhất đến sự nghiệp của anh. 

Kroos xem Zidane và Guardiola là hai HLV ảnh hưởng nhiều nhất đến sự nghiệp của anh. 

Lối chơi tập trung vào kiểm soát bóng của Kroos từng bị cho là chậm tới mức không cần thiết. Anh giữ bóng ở khu vực giữa sân, vốn được xem như nơi trái bóng cần bay qua để tới nơi thực sự quan trọng - khu cấm địa. Kroos cũng hiểu rõ định kiến này. Anh nói: "Tại Đức, người ta quan tâm tới những gì xảy ra trong cấm địa hơn, so với tấn công và phòng ngự. Không bình luận viên nào buồn hò hét khi trái bóng ở giữa sân. Những tiền vệ ở giữa như chúng tôi hầu như chẳng quan trọng. Đôi khi chúng tôi còn vô hình trong mắt họ."

Thế rồi việc một HLV người Tây Ban Nha tới Munich năm 2013 đã thay đổi tất cả. Khu trung tuyến bỗng trở nên quan trọng, và những tiền vệ biết kiểm soát không gian và giữ bóng như Kroos được tôn vinh như ông hoàng. Tiền vệ 30 tuổi này không giấu sự biết ơn mà bản thân và bóng đá Đức dành cho Pep Guardiola.

"Với tôi, Pep là chìa khóa tới thành công của bóng đá Đức. Pep đã khai nhãn cho tất cả về tầm quan trọng của sự kiểm soát. Rất nhiều HLV và quan chức bóng đá đã tới sân tập Sabener Strasse của Bayern để quan sát các buổi tập và trò chuyện với Pep về cách chơi bóng. Trung tuyến luôn là mối quan tâm chính của ông ấy. Và vì sự xuất chúng trong thứ bóng đá của Pep, quan niệm đã thay đổi. Người ta bắt đầu nhìn nhận bóng đá và các tiền vệ theo một lăng kính khác. Pep là một nhà tiên phong, cả với những HLV lẫn khán giả", Kroos nói.

Nếu không có nền tảng do Guardiola xây dựng, với những trụ cột như Kroos, Bastian Schweinsteiger, Thomas Muller và Philipp Lahm, trong mùa giải đầu tiên cùng Bayern (2013-2014), HLV Joachim Low hẳn khó khăn hơn – thậm chí là không thể - trong việc biến tuyển Đức thành cỗ máy chuyền bóng hay nhất thế giới tại World Cup 2014. Dù chỉ làm học trò của Guardiola một năm, Kroos khẳng định anh yêu thời gian đó. Tiền vệ này nói: "Cứ thử hỏi các cầu thủ Bayern hiện tại, họ vẫn sẽ nói Pep là HLV giỏi nhất họ từng có, xét trên khía cạnh thể thao. Và họ có rất nhiều hình mẫu để so sánh đấy nhé."

Khi được hỏi về khả năng tái hợp vớiGuardiola, Kroos bật cười rồi nói: "Tôi muốn giải nghệ tại Madrid, do vậy khả năng trên là rất thấp. Nhưng tôi thích được chơi bóng dưới trướng ông ấy và lẽ ra đã gia hạn hợp đồng với Bayern. Tôi chỉ không nghĩ rằng ký hợp đồng mới chỉ vì một HLV là ý tưởng hay. Pep muốn tôi gia hạn, nhưng ký hợp đồng năm năm để làm gì nếu HLV sẽ sớm chuyển đi nơi khác?".

"Pep tới Man City hai năm sau đó, nhưng chúng tôi vẫn giữ quan hệ tốt. Tôi sẽ không bao giờ quên thời gian làm việc cùng ông ấy vì tôi đã học được rất nhiều", Kroos nói thêm.

Đầu năm 2014, Steven Gerrard và Luis Suarez từng nhắn tin để thuyết phục Kroos chuyển tới Liverpool. Anh hồi tưởng: "Đó không phải lời mời mọc thẳng thừng, nhưng họ có đề xuất giới thiệu thêm cho tôi về CLB. Điều hài hước là Suarez khi ấy đang chuẩn bị chuyển đến Barca".

Nhưng lúc đó, Kroos đã quyết định sẽ chuyển tới ... Man Utd. Anh kể: "David Moyes tới gặp tôi và bản hợp đồng gần như đã được hoàn tất. Thế rồi ông ấy bị sa thải, và Louis van Gaal lên thay thế. Mọi chuyện trở nên rắc rối hơn do Louis muốn có thời gian để tự xây đội bóng của ông ấy. Tôi không được Man Utd liên hệ trong một thời gian và bắt đầu có những hoài nghi. Thế rồi World Cup bắt đầu và Carlo Ancelotti gọi điện. Và thế là tôi chuyển tới Real Madrid".

Cùng Luka Modric, Kroos trở thành trái tim của đội bóng có nhân dạng được thay đổi âm thầm bởi Zidane sau khi HLV này lên nắm quyền năm 2016. Sự thống trị ở cấp châu Âu của Real Madrid sẽ luôn được nhắc tới với khả năng ghi bàn siêu việt của Cristiano Ronaldo. Nhưng thế giới bóng đá cũng không thể quên đi vai trò của lối chơi kiểm soát bóng và gây sức ép mà Real chịu ảnh hưởng từ đại kình địch Barca và Guardiola.

Kroos nói tiếp: "Khi tôi tới Madrid năm 2014, Real là một đội bóng phòng ngự - phản công, lùi về sâu để tạo khoảng trống cho Gareth Bale, Cristiano Ronaldo và Karim Benzema chạy ở trên. Nhưng với Zizou, triết lý của chúng tôi đã thay đổi. Ông ấy muốn chúng tôi có bóng và giành lại bóng thật nhanh. Chúng tôi tấn công đối thủ từ phần sân của họ và có cấu trúc đội hình rõ nét hơn. Tôi thích cách chơi này. Tôi muốn cầm bóng và khiến đối thủ phải chạy để lấy lại, hơn là đuổi theo bóng 80% thời lượng trận đấu và tung ra hai, ba đường chuyền quyết định. Điều ấy không đủ làm tôi thỏa mãn. Tôi được hưởng lợi rất nhiều từ chiến thuật của Zizou. Tất cả chúng tôi đều như vậy. Ông ấy cần được ghi nhận nhiều hơn vì đã thay đổi lối chơi và giúp các cầu thủ hòa nhập suôn sẻ".

Một điều quan trọng không kém là cách Zidane cải thiện khâu phòng ngự, vốn từng bị đánh giá là không tương xứng với tầm cỡ Real. Kroos nói: "Hàng thủ là một trong những điểm mạnh nhất của chúng tôi hiện tại. Chúng tôi không còn để thủng lưới nhiều bàn như trước nữa. Trong đợt giao hữu đầu mùa, chúng tôi từng bị Atletico dẫn 5-1 khi hết hiệp một và thua 7-3 chung cuộc".

"Chúng tôi từng ở giai đoạn tệ tới mức phải tự vấn: 'Tình hình cứ thế này thì không ổn'. Bạn không thể lúc nào cũng ghi ba, bốn bàn trong một trận đấu, nhưng có thể thử có một hàng phòng ngự ổn định. Sự thay đổi không nằm ở chiến thuật, mà là về tâm lý. Tất cả đều cố gắng giữ sạch lưới. Khi bạn nhận thấy mình đang được tưởng thưởng nhờ nỗ lực tập thể và có kết quả, mọi thứ sẽ trở nên rất vui".

Tại Tây Ban Nha, sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu sự điềm tĩnh của Kroos và Zidane sẽ đóng vai trò tiên quyết trong thành bại của Real Madrid mùa giải này. Sau cú vấp bất ngờ - thua ngược Man City 1-2 ở lượt đi vòng 1/8 Champions League giữa tuần này, Real chắc chắn sẽ cần hơn bao giờ hết sự điềm tĩnh ấy từ hai trụ cột, khi bước vào trận El Clasico ngày 1/3.

Thịnh Joey (theo The Athletic)

Let's block ads! (Why?)

Kloop: 'Liverpool lại được tự do'

AnhĐứt mạch 44 trận bất bại trước Watford tối 29/2, nhưng HLV Jurgen Klopp vẫn nhìn thấy nhiều điều tích cực cho Liverpool.

"Chúng tôi biết đến một lúc nào đó mình sẽ thua. Chúng tôi không mong chờ, nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến", nhà cầm quân của Liverpool nói sau ở vòng 28 . "Và nó xảy ra hôm nay. Nhưng tôi thấy điều này tích cực hơn việc chúng tôi đến gần những kỷ lục. Bây giờ chúng tôi lại có thể chơi bóng tự do, mà không phải cố gắng để thiết lập một cột mốc nào đó. Chúng tôi chỉ phải cố gắng tìm lại những chiến thắng trên sân cỏ, và đó là những gì chúng tôi sẽ cố gắng làm". 

Klopp vẫy chào các CĐV Liverpool sau trận thua Watford. Ảnh: Liverpool FC.

Klopp vẫy chào các CĐV Liverpool sau trận thua Watford. Ảnh: Liverpool FC.

Trước khi hành quân đến sân Vicarage Road, Liverpool đang sở hữu chuỗi trận tuyệt vời với 18 chiến thắng liên tiếp ở Ngoại hạng Anh - trong chuỗi 44 trận bất bại ở giải đấu này tính từ mùa trước. Nhưng các học trò của Klopp đã sụp đổ hoàn toàn trước lối chơi chặt chẽ và hiệu quả của Watford - đội đang nằm ở nhóm có nguy cơ xuống hạng. Cú đúp của Ismaila Sarr và một bàn của Troy Deeney từ phút 54 đến phút 72 khiến Liverpool phải ra về tay trắng, lỡ cơ hội cân bằng kỷ lục 49 trận bất bại mà Arsenal đã thiết lập ở mùa giải 2003-2004.

"Tôi không ăn mừng chuỗi 44 trận bất bại. Một số người nói những con số khác, nhưng tôi không chắc là đúng bởi vì tôi không quan tâm. Tôi không biết thế nào là đúng, tôi thực sự không hứng thú với chuyện đó. Nhưng, tôi biết rằng những thất bại như thế này thực sự rất khó khăn, bởi vì các cầu thủ phải nỗ lực rất nhiều", Klopp nói. "Các bạn có biết tại sao chúng tôi có được điểm số như hiện tại? Bởi vì chúng tôi phải chiến đấu với từng chút cảm giác trong cơ thể lúc thế này lúc thế khác, hoặc khi chúng tôi mất tập trung, đương đầu với những chuyện không may hay những thứ khác nữa. Đó là lý do chúng tôi có được từng này điểm số".

Ông chia sẻ tiếp: "Những đội khác cũng thế nhưng không thể giành được số điểm tương tự bởi vì làm được như thế rất khó. Không dễ để giải thích tại sao tối nay chúng tôi thất bại, nhưng đó hẳn không phải là tin gây sốc nhất. Chúng tôi đơn giản chỉ là thua một trận đấu. Tôi có thể nói gì bây giờ nhỉ, chuyện này không thể chấp nhận được chăng? Không phải chúng tôi xem thường thất bại này vì chúng tôi đã thắng nhiều trận, mà chúng tôi không nghĩ đó là thảm hoạ lớn nhất trong thế giới bóng đá". 

Thực tế, sau trận thua hôm qua, Liverpool vẫn dẫn đầu với cách biệt lên đến 22 điểm so với đội nhì bảng Man City. Trong 10 vòng đấu còn lại, họ chỉ cần giành bốn chiến thắng là đủ điểm vô địch.

"Watford đã làm được những gì họ muốn, còn chúng tôi thì không. Đó là cách thức bóng đá vận hành", Klopp bình luận về mặt chuyên môn của trận thua Watford. "Hiệp một thật khó khăn. Có nhiều tình huống bóng hai, văng chỗ nọ, văng chỗ kia. Chúng tôi kiểm soát nhiều bóng hơn nhưng không triển khai đến đúng vị trí để chuyền hoặc dứt điểm. Chúng tôi đã đối đầu với một đội bóng chất lượng, được tổ chức tốt với kiểu thiết lập lối chơi chuẩn chỉ cho trận đấu này. Chúng tôi phải chấp nhận thực tế, không dễ dàng gì, nhưng nó cho thấy chúng tôi chơi không đủ tốt trận này. Mọi thứ luôn rất khó khăn. Chúng tôi phải chấp nhận thôi. Trong mọi trận đấu, bạn đều phải chiến đấu. Chúng tôi bị dẫn 3-0 nhưng chúng tôi vẫn cố gắng, không có những tình huống ngớ ngẩn kiểu như cáu giận hay cố tình đá xấu ai đó. Nếu bạn hành xử đẹp khi thắng, thì khi thua bạn cũng cần cư xử cho đúng, cho ra dáng của một người đàn ông".

*
*

Hà Đồ (theo Sky Sports)

Let's block ads! (Why?)

Novak Djokovic 2-0 Stefanos Tsitsipas

083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

Chia sẻ bài viết qua Email

Tải ứng dụng
tải app

Let's block ads! (Why?)

TP HCM tính làm bệnh viện dã chiến gần Tân Sơn Nhất

Bộ Tư lệnh TP HCM, Quân khu 7 và các đơn vị sẽ thành lập một bệnh viện dã chiến đón hành khách từ các chuyến bay Hàn Quốc về Tân Sơn Nhất.

Chiều 29/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong đánh giá tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở Hàn Quốc. Hiện, Việt Nam có 22.000 lao động sống ở nước này, trong đó 7.000 người quê các tỉnh phía Nam. Tuần tới, thành phố sẽ làm việc với các địa phương để nắm rõ khả năng tiếp nhận người Hàn Quốc về nước, từ đó có phương án hỗ trợ. 

Ông Phong đề nghị Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp Quân khu 7, các đơn vị liên quan thành lập một bệnh viện dã chiến gần sân bay Tân Sơn Nhất để hỗ trợ đón người dân từ Hàn Quốc về. Tại đây, cán bộ y tế sẽ kiểm tra sức khoẻ cho người dân, trước khi họ về địa phương. Những người ở xa, hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ ăn trưa, vé xe về quê. "Thành phố sẵn sàng phối hợp với các tỉnh vì sự an toàn sức khoẻ cả cộng đồng phía Nam", ông nói.

Ngoài việc thực hiện kiểm tra y tế tại khu vực sân bay, ông Phong đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh và hàng không cần chủ động nắm bắt thông tin, số lượng người trên mỗi chuyến bay trước khi hạ cánh. "Không thể để máy bay hạ cánh rồi mới tính toán kiểm tra, cách ly ra sao, gây ùn ứ", ông Phong nói.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp chiều 29/2. Ảnh: Mạnh Tùng.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp chiều 29/2. Ảnh: Mạnh Tùng.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM được yêu cầu thống kế số lượng giường bệnh tại khu cách ly tập trung của thành phố đặt tại Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ để lên phương án khả năng tiếp nhận. Nếu sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM tiếp tục nghỉ học kéo dài, thành phố sẽ mượn ký túc xá với sức chứa 40.000 người tại quận Thủ Đức và thành phố Dĩ An (Bình Dương) để làm nơi cách ly tập trung.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM, hiện TP HCM có gần 19.000 bác sĩ thì trong đó chỉ có 341 bác sĩ và gần 1.000 điều dưỡng chuyên khoa nhiễm. Nhân sự này chỉ phục vụ cho tối đa 1.000 ca nhiễm bệnh. Tới đây, thành phố sẽ thành lập một trung tâm điều phối nhận lực ngành y tế, tập huấn ngắn hạn với các bác sĩ ở chuyên khoa khác để hỗ trợ khoa nhiễm.

"Một nước phát triển như Hàn Quốc nhưng khi dịch bùng phát vẫn không đủ giường bệnh. Nếu chúng ta không chủ động, để xảy ra dịch bệnh thì sẽ rất khó khăn đối phó", ông Phong nói.

Với môi trường học đường, người đứng đầu chính quyền TP HCM cũng yêu cầu ngành giáo dục, y tế chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường. Với 73.000 học sinh khối 12 dự kiến học lại từ ngày 9/3, TP HCM sẽ cung cấp 1-2 chiếc khẩu trang cho mỗi em. Tất cả học sinh trước khi vào lớp phải được kiểm tra về sức khỏe, khi có biểu hiện không tốt về sức khỏe sẽ được cách ly và theo dõi.

Nhân viên y tế tại nơi cách ly bệnh nhân Bệnh viện dã chiến ở Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Nhân viên y tế tại nơi cách ly bệnh nhân Bệnh viện dã chiến ở Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết từ 23 đến 27/2, sân bay Tân Sơn Nhất đã đón có hơn 4.600 người về từ Hàn Quốc. Trong ngày 28/2, có 13 chuyến bay đến từ Hàn Quốc với hơn 1.200 hành khách, đến hôm nay giảm xuống còn 10 chuyến với hơn 1.000 người. Sở Y tế sẽ áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng dịch ở sân bay.

Tính đến trưa nay, 226 trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung ở huyện Củ Chi, 68 người tại các cơ sở cách ly của quận huyện. Số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là hơ 3.000 trường hợp, trong đó 52 người đang được tiếp tục theo dõi, còn lại đã hết thời gian theo dõi.

Sở Y tế đã kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành khu vực phía Nam tổ chức tiếp nhận người dân trở về từ Hàn Quốc nhập cảnh tại TP HCM. Những người về từ vùng có dịch của Trung Quốc, từ Hàn Quốc và vùng có dịch của vùng, lãnh thổ các nước khác có dịch phải được tổ chức cách ly ngay.

Let's block ads! (Why?)

Nhân viên gác chắn cứu tàu khỏi tai nạn

Nghệ AnAnh Dương Văn Kiên (44 tuổi) xử lý nhanh tình huống xe tải dừng lại trên đường ray vì vướng barie phía trước, trong khi tàu đang lao tới.

Xe tải sắp bị đâm

Xe tải vượt chuông báo và đèn tín hiệu khi qua đường sắt. Video: Camera an ninh.

10h 21 ngày 29/2, xe tải do anh Phạm Đình Tuân (31 tuổi, trú ở Nghệ An) cầm lái đi trên đường liên xã Diễn Hồng (huyện Diễn Châu). Khi tới điểm giao với đường sắt Bắc Nam, dù chuông và đèn báo hiệu sắp có tàu đi qua nhưng xe tải vẫn cố vượt; khi xe tải chưa qua khỏi đường sắt thì berie đóng lại cả hai đầu trước và sau xe.

Lúc này tàu hàng AH1 hướng Bắc Nam đang đi tới. Thấy tình huống nguy hiểm, anh Dương Văn Kiên - nhân viên đường sắt, đang trực một gác chắn khác ở cách đó 120 m, nhìn thấy sự việc đã chạy dọc theo đường sắt tới ra hiệu cho tài xế đâm gãy berie phía trước, đi ra khỏi đường ray để tránh xảy ra tai nạn. Đồng thời, anh Kiên chạy tiếp lên phía trước phất cờ ra hiệu cho tàu dừng lại cách đó 50 m. Sự việc khiến một cần barie bị gãy, tàu hàng phải dừng gần 10 phút.

Anh Dương Văn Kiên.

Anh Dương Văn Kiên. Ảnh: Hải Bình.

Ông Cao Tiến Hùng, Giám đốc công ty cổ phần đường sắt Nghệ Tĩnh nói, tài xế xe tải trong tình huống trên đã vi phạm giao thông khi cố vượt barie; còn hành động của gác chắn Dương Văn Kiên là rất kịp thời.

"Anh Kiên đã nhanh trí đóng gác chắn nơi mình làm nhiệm vụ rồi chạy tới báo hiệu cho tàu dừng và xử lý sự việc. Công ty đang xem xét để biểu dương hành động này", ông Hùng nói.

Trước đó năm 2015, anh Dương Văn Kiên đã hai lần kịp thời  hai vụ tai nạn đường sắt khi xe tải nằm chết máy trên đường ray trong lúc .

Let's block ads! (Why?)

Chống dịch ở khu phố đông người nước ngoài

Hà NộiMười ngày nay, giới hạn di chuyển của ông Kim chỉ là 700m giữa căn hộ và nhà hàng thịt nướng Hàn Quốc mình làm chủ.

Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.

Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.

Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.

Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.

Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.

Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.

"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.

Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.

Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.

Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".

"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.

Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc. Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.

Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.

Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.

Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.

Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường. 

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).

Thanh Lam - Hoàng Phương

Let's block ads! (Why?)

Làng chài miền Tây trên núi

Kon TumTừ những người làm thuê, nợ nần bủa vây, nay 29 hộ dân sống trên lòng hồ Sê San tự đánh bắt, nuôi cá... có thu nhập ổn định.

"Đôi lúc nhớ cảm giác chờ mùa nước lên, tháng 8-9 âm lịch", chị Hà Thị Diễm Nhung, 35 tuổi, nói khi ngồi đong đưa trên chiếc võng trong căn nhà nổi trên sông Sê San, cách bờ khoảng 50 m.

Chị là một trong số những cư dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... lên mưu sinh trên sông Sê San - một trong các phụ lưu lớn của sông Mekong, bắt nguồn ở Bắc Tây Nguyên, từ 10 năm trước.

Các cư dân từ miền Tây lên Kon Tum lập nghiệp. Ảnh: Trần Hóa.

Ngôi làng nổi của các cư dân miền Tây trên sông Sê San, Kon Tum. Ảnh: Trần Hóa.

Quê chị Nhung ở An Giang. Người phụ nữ này theo chồng lên Kon Tum lập nghiệp từ năm 2011, bằng số tiền dành dụm của hai vợ chồng trong những năm làm thuê. "Năm đó đang làm công nhân ở Sài Gòn, nghe một số người thân ở miền Tây lên đánh bắt ở vùng biên giới bảo, thủy điện Sê San vừa mới ngăn đập, tôm cá dồi dào nên đi luôn", chị Nhung nhớ lại.

Lên đến nơi, vợ chồng chị mua một chiếc ghe nhỏ, làm nơi ăn ở và kiếm sống. Ban ngày họ neo đậu gần bờ ở xã Ia O (Gia Lai), đêm ra giữa sông đánh bắt. Vợ chồng chị Nhung nằm trong số những cư dân từ miền Tây lên - không giấy tờ, không đất đai, nhiều lần bị giới chức địa phương xua đuổi. Họ không còn lựa chọn nào khác là chèo thuyền ra xa, hoặc lánh sang bờ bên kia (tỉnh Kon Tum), ẩn nấp.

Cuộc trốn chạy kéo dài bốn năm. Năm 2015, vợ chồng chị Nhung cùng hàng chục hộ dân khác đã được chính quyền xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) chấp thuận cho những cư dân này định cư, làm ăn sinh sống trên sông Sê San. Ba năm sau, chính quyền địa phương tiếp tục cấp cho mỗi hộ 400 m2 và 50 triệu đồng tiền xây nhà.

"Bây giờ, cả làng chài ai cũng có cuộc sống ổn định nhờ đánh bắt và nuôi cá lồng bè. Có nhà xây tránh trú những lúc mưa gió", chị Nhung nói và cho biết, đợt này nghỉ dịch, hai người con của chị ở luôn trên sông và phụ giúp bố mẹ buôn bán và cho đàn cá ăn. Còn những hôm đi học, chúng ở trên nhà vừa mới xây (cách làng chài khoảng 2 km).

Chị Nhung hàng ngày ở trên sông buôn bán tạp hóa, thỉnh thoảng có khách du lịch, chị nấu nướng phụ vụ. Năm ngoái lượng khách mỗi ngày một đông, có hôm trăm khách, hai vợ chồng làm không xuể, phải thuê người cháu từ dưới quê lên phụ chở khách. "Hôm nào gảnh gỗi (rảnh rỗi), chồng chị mới đi ra sông quay gớ (rớ) cá cơm, kiếm nửa triệu mỗi đêm", chị Nhung nói. 

Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch. Ảnh: Trần Hóa.

Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch. Ảnh: Trần Hóa.

Cá cơm mang chị Nhung phơi phô, để làm bánh tráng cá cơm (món đặc trưng của miền Tây) và cá cơm chiên bột, bán cho khách du lịch. Ngoài ra, vợ chồng chị còn làm lồng nuôi cá chình, trê, diêu hồng... tăng thêm thu nhập. Vợ chồng chị bàn nhau sắp tới mở rộng quy mô quán và xin chính quyền được di dời vào sát ngọn núi ở giữa sông cho khuất gió, và đào giếng nước uống và chăn nuôi gia súc.

Cách nhà nổi của gia đình chị Nhung khoảng 30 m, ông Nguyễn Văn Tụng, 70 tuổi, quê An Giang chuẩn bị dụng cụ cho chuyến đánh bắt tối nay trên sông Sê San. Người vợ ngồi cạnh phụ giúp ông chuyển đồ xuống ghe. Ông bảo mình đang còn khỏe, với lại cá tôm đang chờ mình người sông, không thể không đi.

Ba người con của ông Tụng lên đánh bắt trên dòng Sê San từ hơn 10 năm trước. Năm đó, ở vùng sông nước miền Tây mất mùa. Nghe tin ở trên núi có con đập mới ngăn, nguồn thủy sản dồi dào. Những người con của ông lần lượt lên vùng lòng hồ Sê San mưu sinh.

Lúc mới lên, chúng chỉ sống trong những chiếc ghe nhỏ, đêm đêm chèo ra giữa sông bắt con tôm, con cá làm kế sinh nhai.

Nghe con kể qua điện thoại, những năm đầu cứ thả lưới xuống là bắt được những loại cá lớn như cá lăng, cá sọc dưa, cá cơm..., nhận thấy việc kiếm sống ở đây đỡ chật vật hơn ở quê, vợ chồng ông Tụng bán hết ruộng vườn, lên làm cái nhà nổi cạnh bên nhà con trai đầu hơn 2 năm nay.

Cứ 5h chiều, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ. Ảnh: Trần Hóa.    

Cứ 17h,, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ. Ảnh: Trần Hóa.    

Ngoài việc đi đánh lưới, quay rớ, thả lừ, kiếm mỗi đêm 200 - 300 nghìn đồng, ông Tụng nuôi thêm 3.000 con cá lóc, lãi năm vài chục triệu. "Ở quê đâu được như vậy, làm thuê làm mướn quanh năm cũng không đủ ăn", ông Tụng nhớ lại.

Ông Nguyễn Phú An - Phó chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, sắp tới chính quyền sẽ tiến hành cải tạo bến - nơi đưa đón khách du lịch và người dân vào khu vực làng chài, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. "Địa phương đang hỗ trợ cho các cư dân làng chài nuôi cá lồng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân an cư lập nghiệp", ông An cho hay.

Trần Hóa

Let's block ads! (Why?)

'Gõ cửa từng nhà' để chống Covid-19

Hà NộiMười ngày nay, giới hạn di chuyển của ông Kim chỉ là 700m giữa căn hộ và nhà hàng thịt nướng Hàn Quốc mình làm chủ.

Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.

Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.

Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.

Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.

Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.

Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.

"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.

Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.

Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.

Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".

"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.

Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc. Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.

Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.

Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.

Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.

Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường. 

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).

Thanh Lam - Hoàng Phương

Let's block ads! (Why?)

Trận Juventus - Inter dời sang tháng Năm

ItalyTrận derby Italy giữa Juventus với Inter là một trong năm trận ở vòng 26 Serie A cuối tuần này bị đổi lịch vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Bên cạnh Juventus - Inter vốn sẽ diễn ra vào tối 1/3 theo giờ Rome, bốn trận còn lại bị dời sang thi đấu ngày thứ Tư 13/5 gồm Udinese - Fiorentina, Parma - SPAL, Milan - Genoa và Sassuolo - Brescia. Cả năm trận này đều diễn ra ở miền Bắc Italy - nơi virus corona thể mới đang hoành hành. 

Hoãn các trận Serie A là một trong những biện pháp đặc biệt để nhà chức trách Italy ứng phó với đại dịch đang hoành hành. Ảnh: Reuters.

Hoãn các trận Serie A là một trong những biện pháp đặc biệt để nhà chức trách Italy ứng phó với đại dịch đang hoành hành. Ảnh: Reuters.

Thoạt đầu, năm trận này được cho phép diễn ra trong sân bóng không khán giả. Tuy nhiên, do quan ngại trước việc đại dịch đang leo thang, chính phủ Italy và LĐBĐ Italy cùng ban tổ chức Serie A quyết định dời năm trận này. 

Italy hiện là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng xấu nhất của đại dịch, với gần 900 ca nhiễm bệnh và 21 người chết. Nhiều hoạt động tập thể vì vậy phải tạm dừng.

Trong khuôn khổ bóng đá, đã có bốn trường hợp nhiễm nCoV, tất cả đều ở US Pianese - CLB xứ Tuscany đang chơi tại Serie C.

Bắt đầu từ việc cựu cầu thủ trẻ Juventus King Paul Akpan Udoh có triệu chứng cúm - sốt và nhức đầu nhưng không được cách ly kịp thời , hai cầu thủ khác và một điều phối viên của Pianese đã bị nhiễm nCoV. 

Toàn bộ thành viên đội bóng Pianesee, gồm quan chức, cầu thủ, ban huấn luyện, nhân viên có tiếp xúc với bốn trường hợp bị nhiễm đều được yêu cầu cách ly ở nhà. Chủ tịch CLB Marizio Sani cũng tự nguyện cách ly. 

Nhiều đội bóng ở Serie A, trong đó có Juventus, đã cho các cầu thủ đội một tập ở một khu riêng biệt với các cầu thủ trẻ đang thi đấu ở các giải hạng thấp, nhằm đề phòng lây lan nCoV. 

Nhật Tảo

Let's block ads! (Why?)

'Gõ cửa từng nhà' để chống dịch corona

Hà NộiMười ngày nay, Kim - ông chủ nhà hàng thịt nướng Hàn Quốc thường chỉ đi lại trên một quãng đường 700 mét từ căn hộ đến quán ăn và ngược lại.

Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.

Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.

Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.

Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.

Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.

Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.

"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.

Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh: Ngọc Thành.

Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.

Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.

Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".

"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.

Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh: Ngọc Thành.

Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc. Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.

Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.

Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.

Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.

Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường. 

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).

Thanh Lam - Hoàng Phương

Let's block ads! (Why?)

Van Basten: 'Đề cao Ronaldo hơn Messi là chẳng hiểu gì về bóng đá'

Huyền thoại của đội tuyển Hà Lan và AC Milan, Marco Van Basten phản bác những lập luận cho rằng Cristiano Ronaldo hay hơn Lionel Messi.

"Ronaldo là một cầu thủ tuyệt vời, nhưng những người nói cậu ấy hay hơn Messi là không biết gì về bóng đá, hoặc họ đang nói điều đó với ý đồ xấu", ông nói trên tờ Corriere della Sera (Italy). "Messi là kiểu cầu thủ không thể bắt chước và không thể lập lại. Đó là mẫu cầu thủ 50 năm mới có một người. Cậu ấy thể hiện phẩm chất thiên tài ngay từ khi còn nhỏ".

Van Basten từng giành ba Quả Bóng Vàng. Ảnh: Reuters.

Van Basten từng giành ba Quả Bóng Vàng. Ảnh: Reuters.

Khi còn thi đấu, Van Basten là tiền đạo hay nhất trong thế hệ. Ông ghi 152 bàn trong 172 trận cho Ajax và 125 bàn trong 201 trận ở AC Milan. Với tuyển Hà Lan, Van Basten sở hữu 24 bàn trong 58 trận và vô địch Euro 1988.

Van Basten cũng giành được ba Quả Bóng Vàng, bằng thành tích của Johan Cruyff và Michel Platini. Ba cựu danh thủ kể trên chỉ mất kỷ lục khi bóng đá đến thời của Messi (sáu danh hiệu) và Ronaldo (năm).

Van Basten có thể đã có sự nghiệp hoành tráng hơn nếu không giải nghệ ở tuổi 30. Do chấn thương dai dẳng, ông chia tay bóng đá chỉ ba năm sau khi giành Quả Bóng Vàng cuối cùng (năm 1992). "Về cơ bản, tôi dừng chơi ở tuổi 28", ông cho biết. "Khi đó tôi đã giành được ba Quả Bóng Vàng. Hãy nhìn vào Ronaldo và Messi. Họ đều ngoài 30 tuổi và đang có những gì".

Thanh Quý (theo Goal)

Let's block ads! (Why?)

Sự nghiệp vàng son của Maria Sharapova

Thứ bảy, 29/2/2020, 11:56 (GMT+7)

Trước khi giải nghệ ở tuổi 32, Maria Sharapova đã thiết lập được hàng loạt thành tựu lớn trong hàng quần vợt với tổng cộng 36 danh hiệu WTA.

Sự nghiệp vàng son của Maria Sharapova

Tiến Thành - Nhân Đạt

Let's block ads! (Why?)

Màn biểu diễn thể dục dụng cụ gây sốt ở Mỹ

MỹVĐV thể dục dụng cụ Nia Dennis đạt điểm 9,975 trên 10, với bài thể dục sàn tại vòng loại giải vô địch Mỹ khu vực Los Angeles.

Màn biểu diễn thể dục dụng cụ gây sốt ở Mỹ

Nia Dennis biểu diễn trong 90 giây, trên nền nhạc Homecoming của Beyonce. Nữ sinh UCLA (Đại học Los Angeles, California) nhào lộn và nhảy múa thuần thục, với khuôn mặt tự tin và say mê. Màn trình diễn của Dennis đạt 9,975 điểm, nhưng các khán giả cho rằng cô xứng đáng nhận điểm 10.

Các video biểu diễn của Dennis được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Những tài khoản Twitter chính thức của Olympic hay UCLA đều thu hút hàng triệu lượt xem nữ sinh 21 tuổi trình diễn.

Dennis gây sốt ở Mỹ. Ảnh: AP.

Dennis gây sốt ở Mỹ. Ảnh: AP.

Dennis truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó có Alicia Keys. Giọng ca "No One" chia sẻ video biểu diễn của Dennis lên Twitter, kèm lời bình: "Màn trình diễn giàu năng lượng và tràn đầy tự tin. Tôi vừa nói rằng nguồn năng lượng quan trọng nhất là sống đúng với đam mê. Tỏa sáng nhé, Nia Dennis. Em đã truyền cảm hứng cho chị. Đây đúng là một video cần xem khi bước vào cuối tuần".

Diễn viên hài Steve Harvey cũng ấn tượng với Dennis. Ông viết: "Tuyệt vời quá Nia Dennis. Em giúp tất cả chúng ta thấy tự hào. Em sinh ra là để làm những điều lớn lao. Em có để ý khán giả đều phải há hốc mồm thán phục em không".

Tháng 1/2019, một nữ sinh UCLA -  - cũng tạo ra bài biểu diễn sàn đạt điểm 10, tại giải Collegiate Challenge. Ohashi đã giải nghệ ở tuổi 22.

Xuân Bình (theo Vogue)

Let's block ads! (Why?)