Dưới đây là những sai lầm tai hại khi dùng máy giặt mà rất nhiều người mắc phải mà khiến máy giặt nhanh hỏng và tốn điện gấp đôi:
Dùng nhiều bột giặt, nước giặt hơn yêu cầuRất nhiều người vẫn có thói quen cho nhiều bột giặt hay nước giặt vào máy giặt và nghĩ rằng quần áo sẽ được sạch hơn, đặc biệt là khi phải giặt quần áo quá bẩn, quần áo bám nhiều bụi, bùn đất…
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều bột giặt hay nước giặt trong mỗi lần giặt sẽ khiến máy không dùng hết, lượng nước giặt còn thừa không được xả hết ra ngoài, dễ gây tắc máy mà quần áo sau khi giặt vẫn không sạch. Bạn nên dùng bột giặt hay nước giặt tùy theo từng loại quần áo và trọng lượng của máy giặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ảnh minh họa.
Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn.
Quên kiểm tra và phân loại quần áo trước khi cho vào giặt
Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo hay khóa kéo, cúc cài của quần áo có thể làm hỏng lồng giặt khi máy hoạt động. Việc cần làm trước khi giặt là kiểm tra và loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây hại cho máy. Với những món đồ có khóa kéo và cúc cài, bạn nên kéo hết khóa, cài hết cúc và lộn trái quần áo lại.
Việc phân loại quần áo theo chất liệu vải, theo màu sắc… sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa độ bền đẹp của quần áo, giúp quần áo không bị phai màu hay lem màu. Với các loại quần áo bằng chất liệu mỏng, dễ co giãn như lụa, len hay đồ lót, tốt nhất nên để vào túi giặt để giữ độ bền cho quần áo.
Không phân loại đúng cách
Ngoài xem xét màu sắc, bạn cũng nên chú ý đến các loại vải. Ví dụ, quần áo vải dạ nên được giặt riêng. Bạn cũng không nên giặt lẫn khăn với quần áo làm bằng sợi tổng hợp.
Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo có thể làm hỏng lồng giặt khi máy hoạt động. Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy giặt hãy kiểm tra các túi quần, túi áo và loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây hại cho máy.
Với những món đồ có khóa kéo và cúc cài, bạn nên kéo hết khóa, cài hết cúc và lộn trái quần áo lại. Bởi các loại khóa kéo của quần áo có thể bị gãy, kẹt bên trong lồng giặt, gây xước lồng giặt. Ngoài ra, với máy giặt lồng ngang, móc khóa quần áo có thể va đập lên tấm kính cửa máy giặt và gây xước, thậm chí nứt vỡ kính.
Giặt quần áo với khối lượng không phù hợp
Việc giặt quần áo quá nhiều so với số kg quy định hay quá ít sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt.
Đối với việc giặt quá tải, quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.
Đối với việc giặt quá ít, quần áo giặt có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.
Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).
Theo Khỏe & Đẹp
Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/2R1nwia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét