Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Cảnh báo tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh trước thềm năm học mới

Cha mẹ nên cảnh giác với tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh khi thềm năm học mới đang bắt đầu.
 

Một năm học mới đang tới gần, cha mẹ đang tất bật lo chuyện sách vở, học hành cho con cũng đừng quên một tình trạng có thể sẽ xảy ra ngay trong trường học đó là bắt cóc học sinh

Kẻ bắt cóc thường lợi dụng lúc tan học đông đúc để trà trộn vào làm người nhà đón học sinh hoặc cũng có thể bịa đặt phụ huynh bị tai nạn, hấp hối để đưa học sinh ra khỏi trường rồi tống tiền cha mẹ.

Cảnh báo tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh trước thềm năm học mới-1Trường THCS Giảng Võ.

Câu chuyện từng xảy ra trước đây tại trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội là ví dụ. Trong giờ học nhạc, thầy giám thị lên lớp bảo một học sinh nữ cất sách vở, mang theo cặp xuống có người nhà đón về vì bố bị tai nạn đang hấp hối trong bệnh viện. Tuy nhiên, khoảng 15 phút sau thì em học sinh trên lại chạy vào lớp, hỏi ra thì được biết "người đến đón em đã về rồi".

Cô giáo dạy nhạc đưa điện thoại cho học sinh gọi vào số của bố xem tình hình thì bố em vẫn bắt máy nói đang ở cơ quan và không nhờ ai đến đón.

Xác nhận của hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, có hai người đàn ông (một người gần 40 tuổi, một người khoảng 20 tuổi) xưng là chú của một học sinh, đến xin nhà trường cho cháu về gặp bố lần cuối.

Hai người được yêu cầu vào phòng giám thị ngồi chờ và phải xuất trình chứng minh thư cũng như chứng minh được đó là người nhà của học sinh trong khi thầy giám thị lên lớp thông báo. Nhưng khi xuống phòng giám thị thì không thấy hai người đàn ông đó đâu nữa.

Trước đó đã có tình huống tương tự xảy ra. Trên đường đi học thêm tại nhà cô giáo, cháu Trương Lê Hùng, học sinh trường THCS Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) đã bị 2 thanh niên đi xe máy thông báo: "Mẹ cháu bị tai nạn, lên xe chú chở vào viện gấp". Tin lời, Hùng đã đi theo hai gã thanh niên lạ.

Chúng chở Hùng đi chừng 30 phút thì dừng lại ở quán nước, sau đó cho uống một viên thuốc ngủ, rồi đưa vào một nhà nghỉ. Tại đây chúng gọi đến gia đình để đòi 200 triệu đồng tiền chuộc.

Cảnh báo tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh trước thềm năm học mới-2

2 đối tượng Đinh Văn Thắng và Nguyễn Xuân Ngọc.

Tuy nhiên, khi cả hai chưa kịp nhận được tiền thì lực lượng công an đã vào cuộc và bắt giữ chúng. Danh tính 2 đối tượng là Đinh Văn Thắng và Nguyễn Xuân Ngọc (đều SN 1991, và cùng trú ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình).

Trường hợp khác, đối tượng Bùi Tuấn Công Bằng (SN 1981, ngụ Kon Tum) đến Trường mẫu giáo Bông Sen (xã Cư Pơng, huyện Krông Búk) - nơi cháu Võ Nguyễn Ngọc Duyên A. (SN 2014, con chị Duyên) đang học. Sau đó, Bằng đã bắt cóc cháu A và gọi điện yêu cầu gia đình đưa 100 triệu đồng tiền chuộc. Đến sáng hôm sau, khi đối tượng Bằng đang nhận tiền thì lực lượng công an ập vào khống chế, bắt giữ.

Tại trường tiểu học Thanh Liệt cách đây chưa lâu, một người lạ mặt đeo khẩu trang đã vào lớp xin đón học sinh nhưng bị giáo viên nghi ngờ bắt cóc nên không giao trẻ và báo cho bảo vệ cùng lãnh đạo nhà trường.

Sau đó, kẻ lạ mặt đã lợi dụng lúc phụ huynh đến đón con đông đúc đã nhanh chóng rời khỏi trường lúc nào không rõ. Khi được phản ánh từ giáo viên, nhà trường đã lập tức gửi tin nhắn thông báo tới toàn thể phụ huynh để mọi người nắm bắt tình hình.

Cảnh báo tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh trước thềm năm học mới-3

Mặc dù sau đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là do hai học sinh trùng tên Tố Uyên nên người nhà đón nhầm nhưng cũng khiến bậc phụ huynh thêm cảnh giác.

Cách phòng tránh để con không trở thành nạn nhân của bắt cóc trẻ em

1. Đừng để con lang thang một mình

Bố mẹ lưu ý dù bận đến mấy cũng không để con gặp bạn bè trong công viên hoặc ở đường phố một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Thậm chí, nếu không phải là bắt cóc, những nguy hiểm khác cũng có thể ẩn nấp trong bóng tối hoặc thậm chí làm tổn thương con. Đó là lý do tại sao điều quan trọng hàng đầu là luôn luôn giao con đi kèm với một người lớn đáng tin cậy mọi lúc, mọi nơi.

Cảnh báo tình trạng giả làm người nhà hoặc phụ huynh bị tai nạn để bắt cóc học sinh trước thềm năm học mới-4

Không nên để trẻ lang thang một mình mà không có người lớn đi kèm (Ảnh minh họa).

2. Hãy thận trọng với người lạ

Dạy cho con không tương tác với người lạ cũng là bài học quan trọng. Bố mẹ cần dạy cho trẻ biết rằng không có gì sai khi la hét và tạo tiếng ồn nếu chúng cảm thấy không thoải mái sau khi có một người lạ tiếp cận mình. Nhắc nhở con nói "Không", chạy, la lên và nói với người khác nếu con cảm thấy rằng đang gặp nguy hiểm hoặc khó chịu.

3. Chụp ảnh của con trước khi chúng đi ra ngoài

Một ý tưởng hay là chụp ảnh con trước khi chúng bước ra ngoài. Nếu con bị mất tích, bố mẹ có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh của chúng và cách chúng ăn mặc ngày hôm đó.

4. Luôn nắm tay con

Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ có xu hướng chạy lăng xăng khó kiểm soát. Bố mẹ cần cố gắng tạo thói quen cho con luôn phải nắm tay bố mẹ mỗi khi đi ra ngoài. Ở những khu vực đông đúc như sân bay, trung tâm mua sắm hoặc công viên, khu vui chơi giải trí, phụ huynh tuyệt đối không được rời mắt khỏi con.

5. Cho trẻ mặc quần áo dễ nhận ra

Một lời khuyên hữu ích là mặc quần áo cho con với màu sắc tươi sáng để bố mẹ có thể dễ dàng trông thấy con trong các khu vực đông đúc.

6. Dặn con chơi ở trong lớp, trong sân trường và không theo người lạ

Với trẻ mầm non hoặc lớp 1, cha mẹ có thể yêu cầu cô giáo chỉ giao con cho bố mẹ hoặc người thân có đăng ký thông tin trước đó. Cẩn thận hơn, cha mẹ yêu cầu cô giáo gọi điện xác nhận khi có ai đón con đột xuất. 

Với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên dặn con chơi trong lớp hoặc trong sân trường chờ bố mẹ đến đón. Tuyệt nhiên không đi theo người lạ.

Theo Helino

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét