“Hôm nay, tôi đã cứu một người nhưng đồng thời cũng phải lấy mạng của một người.” Bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng Trịnh Vũ Giới đã chia sẻ một trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung hết sức đau lòng trên Facebook.
Nữ bệnh nhân 38 tuổi đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe sau khi bị đau bụng và ra máu bất hường ở "vùng kín". Một xét nghiệm tế bào Pap đã phát hiện cô bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1B1. Vào thời điểm đó, người phụ nữ đã mang thai được 7 tuần và cô dự định sẽ tổ chức lễ cưới vào cuối tháng 5. Lời mời đám cưới đã được gửi đi, nhưng giờ cô phải đối mặt với sự thật tàn khốc.
Bài chia sẻ của bác sĩ Trịnh Vũ Giới.
Bác sĩ Trịnh Vũ Giới sau đó đã tư vấn, phân tích những ưu nhược điểm vè cách xử lý ung thư cũng như thai nhi cho nữ bệnh nhân và gia đình. Cuối cùng đám cưới phải hoãn lại và cô gái tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung, thai nhi cũng không thể giữ lại được nữa. Cũng vì điều này cô dâu bị nhà trai hủy hôn.
Bị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai phải làm gì?
Xử trí ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố: giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tình trạng hạch, mô học bướu, tuổi thai và nguyện vọng của bệnh nhân. Một số trường hợp khối u nhỏ, không di căn thì việc điều trị có thể trì hoãn đến sau sinh. Nếu khối u trong giai đoạn nguy hiểm mà vẫn muốn giữ thai thì cần sự cân nhắc.
Khối u và tử cung người phụ nữ sau khi bị cắt bỏ.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo. Các chủng loại virut gây u nhú ở người (HPV), hay bệnh lây qua đường tình dục đa phần sẽ những là thủ phạm gây ra ung thư cổ tử cung.
Đối với hầu hết các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, dấu hiệu đầu tiên của bệnh không phải là một cơn đau kỳ lạ hoặc cảm giác bất thường. Matthew Anderson - tiến sĩ, phó giáo sư sản khoa và phụ khoa tại Trường Y Baylor, cho biết: "Ở giai đoạn đầu, thực sự không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng bệnh nào.”
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bệnh thì rất có thể ung thư đã ở trong giai đoạn thứ 2, 3 và khi đó phải dùng đến phương pháp chữa trị bằng xạ trị, hóa trị. Dưới đây là những triệu chứng ung thư cổ tử cung mà chúng ta cần cảnh giác:
- Chảy máu bất thường
- Đau vùng xương chậu
- Khí hư bất thường
- Mệt mỏi
- Thay đổi trong thói quen đi vệ sinh
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
- Tiêm chủng HPV: trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi có thể tiêm chủng HPV. Loại vắc xin này có hiệu quả nhất nếu được tiêm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
- Xét nghiệm Pap định kỳ: xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư cổ tử cung, vì vậy chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa bệnh phát triển. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm Pap ở tuổi 21 và lặp lại chúng vài năm một lần.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi cũng có thể làm giảm nguy cơ.
- Không hút thuốc.
Theo Khám Phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét