Những con đường gom, đường dẫn, đường song hành, hầm chui qua khu dân cư qua TP HCM, tỉnh Long An tiếp vẫn là công trường. Trong khi đó, đoạn cao tốc thuộc tỉnh Đồng Nai vẫn đang còn vướng hơn 100 hộ dân chưa giải tỏa, mới chỉ đạt 6 - 7% tổng giá trị xây lắp.
"Nếu TP HCM bàn giao mặt bằng sớm thì sẽ thông xe trước 20 km đoạn cao tốc từ Bến Lức đến nút giao thông Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè) vào tháng 9/2019. Riêng 37,8 km đoạn cao tốc đến huyện Long Thành (Đồng Nai) dự kiến hoàn thành cuối năm 2020", ông Lê Mạnh Hùng cho biết.
Theo ông Hùng Chỉ riêng tuyến 20 km khi thông xe sẽ rút ngắn đáng kể thời gian xe từ các cảng biển và Khu công nghiệp Hiệp Phước về các tỉnh miền Tây và ngược lại, làm giảm áp lực xe tải từ đây vào nội ô.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, đường cao tốc sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP HCM - Vũng Tàu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét