Theo báo cáo của Bộ Giao thông gửi Chính phủ, ngày 2/9 tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử trên toàn tuyến với thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Việc vận hành chạy thử kỹ thuật sẽ phục vụ việc căn chỉnh tổng hợp trên tuyến đường sắt, chạy thử không tải, chở khách mô phỏng. Tùy thuộc vào kết quả chạy thử, cơ quan chức năng sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại.
13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đã được chuyển về Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành. |
Sau khi khai thác thương mại, dự án sẽ được thanh quyết toán và bảo hành trong 24 tháng, đến 2021 dự án sẽ kết thúc.
Như vậy, theo tiến độ này, dự án đã kéo dài 11 tháng so với lần điều chỉnh gần gần nhất vào tháng 2/2017. Thời điểm đó, Chính phủ yêu cầu khai thác thương mại đoàn tàu vào quý I/2018.
Ban quản lý dự án đường sắt cũng thông tin về các mốc tiến độ của dự án. Cụ thể, tháng 3 Tổng thầu Trung Quốc hoàn thành xây dựng các nhà ga và hạng mục đường ray; tháng 4 hoàn thiện trang trí kiến trúc khu Depot và lắp đặt thiết bị; tháng 5 đóng điện toàn tuyến.
Chạy thử tàu công trình trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Sau 7 năm triển khai dự án, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã điều chỉnh tiến độ 4 lần. Năm 2017, dự án bị chậm do chậm giải ngân 250 triệu USD khoản tín dụng vay bổ sung.
Theo Ban quản lý, tiến độ dự án đang được đẩy nhanh, đã hoàn thành được 95% khối lượng (chưa bao gồm phần thiết bị). Toàn bộ 13 đoàn tàu đã được đưa về công trường, 60% thiết bị thu soát vé tự động, công nghệ khu depot, cấp điện đã được nhập khẩu…
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD vào năm 2008. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 868 triệu USD. Vì tăng tổng mức đầu tư, dự án phải vay thêm 250 triệu USD từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét